Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Không đăng ký kết hôn khi chia tài sản giải quyết như thế nào?

Theo quy định pháp luật, quan hệ vợ chồng chỉ được pháp luật công nhận từ thời điểm đăng ký kết hôn. Khi đó, các vấn đề về tài sản của vợ chồng sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân & Gia đình và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan. Vậy, khi không đăng ký kết hôn, tài sản được chia như thế nào khi hai bên nam, nữ về chung sống với nhau.

1. Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Việc sống chung như vợ chồng giữa nam và nữ trước thời kỳ hôn nhân ở nước ta hiện nay không còn là vấn đề hiếm gặp ở nước ta hiện nay. Trong quá trình sống chung, việc hình thành tài sản chung giữa hai bên là vấn đề tất yếu và khi sống chung như vợ chồng. Tuy nhiên, việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ sống chung như vợ chồng không thực hiện theo quy định về phân chia mà giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Nếu bạn đang có thắc mắc về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ sống chung như vợ chồng, hãy gửi thắc mắc của mình về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ với bộ phận tư vấn trực tiếp để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Quy định về phân chia tài sản chung trong thời kỳ sống chung như vợ chồng;

- Tư vấn căn cứ phân chia tài sản trong thời kỳ sống chung như vợ chồng;

- Tư vấn tất cả các quy định pháp luật về phân chia tài sản chung.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn của Luật Minh Gia dưới đây để có thêm thông tin, căn cứ pháp lý cũng như đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Giải quyết chia tài sản trong trường hợp không đăng ký kết hôn thế nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi trường hợp không có đăng ký kết hôn thì giải quyết tài sản thế nào, cụ thể: Em có một vấn đề thắc mắc như sau: gia đình nhà em có người anh lấy vợ và sinh được 2 cháu,1 trai và 1 gái nay cả 2 cháu cũng đang học lớp 7 và 8. Nhưng trong quá trình chung sống đã xảy ra mâu thuẫn nên vợ của anh ấy đã làm đơn ra tòa đòi ly hôn.

Cho đến nay tòa án mới giải quyết là anh trai tôi phải bồi thường về căn nhà cấp 4 của 2 người xây dựng trước đó với số tiền bằng 35 triệu đồng và phải trả tiền hồ sơ thẩm phán là 2.5 triệu đồng. Riêng về phần đất đai thì anh trai tôi cũng phải cắt cho chị ấy là 200m2. Về phần con cái thì 2 đứa trẻ đều theo mẹ. Tôi được biết thêm là anh chị ấy lúc lấy nhau không đăng ký kết hôn và về phần đất đai là của bố mẹ tôi cho anh tới thời điểm bây giờ vẫn chưa có bìa đỏ. Như vậy tòa án xử như vậy có đúng không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Theo đó, vấn đề tài sản, nuôi con được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ như sau:

- Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn: tức là vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Vậy nên, nếu xét thấy một trong hai người mà có đủ các điều kiện như: thu nhập hàng tháng, có nơi sinh sống ổn định, có thời gian chăm sóc tốt cho con,... và xem xét nguyện vọng của hai cháu muốn ở với ai thì tòa sẽ quyết định ai được quyền nuôi con.

- Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Trong trường hợp này, về ngôi nhà cấp bốn mà hai vợ chồng xây dựng thì tòa sẽ xem xét công sức đóng góp của từng người để quyết định, nên trường hợp anh trai bạn tiếp tục được sử dụng ngôi nhà này thì có nghĩa vụ trả phần giá trị tài sản tương ứng với công sức mà người vợ đóng góp vào.

Còn về mảnh đất do bố mẹ cho mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có giấy tờ chứng minh là được cho riêng mình anh bạn thì chỉ thuộc sở hữu của anh bạn, còn nếu trong giấy tờ cho tặng là cho cả hai người thì người vợ vẫn được chia phần tài sản này.

3. Chế độ tài sản trong trường hợp không có đăng ký kết hôn quy định thế nào?

Nội dung hỏi: Xin chào luật sư, luật sư cho em hỏi một vấn đề sau: Bà A chung sống với ông B trước năm 1960 không có con (Không có giấy kết hôn). Ông B đi bộ đội, sau khi về hưu không về ở với bà A mà đi lấy vợ khác ở nơi khác có giấy kết hôn và có hai người con riêng. Hiện tại bà A có một mảnh đất 420m2 và nhà ở, giấy chứng nhận quyển sở hữu mang tên bà A (Gấy chứng nhận cấp sau khi ông B đã có con riêng) sổ hộ khẩu gia đình chỉ mang tên một mình bà A. Luật sư cho e hỏi :

1. Bà A có được toàn quyền chuyển nhượng mảnh đất và nhà trên cho người khác không?

2. Nếu chia tài sản thừa kế thì chia thế nào (hiện tại bà A vẫn còn sống)?

Trả lời tư vấn:  Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Đối với quan hệ hôn nhân của bà A và ông B:

Theo điểm a mục 1 Nghị quyết số 35/2000/QH10 (đã hết hiệu lực) về việc công nhận các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 thì được Nhà nước khuyến khích đăng ký kết hôn. Trường hợp hợp có đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng được tính từ thời điểm hai người bắt đầu chung sống với nhau. Nếu không có đăng ký kết hôn nhưng có yêu cầu ly hôn Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết như trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn xin ly hôn.

Vậy, các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 dù không có đăng ký kết hôn nhưng thực tiễn xét xử hiện nay vẫn công nhận quan hệ vợ chồng của họ.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bà A, nếu quan hệ chung sống như vợ chồng không tiếp diễn kể từ thời điểm ông B kết hôn với người khác nữa thì bà A không thuộc trường hợp chung sống như vợ chồng với ông B và không được công nhận quan hệ vợ chồng nữa.

Đối với vấn đề tài sản:

Bởi vì giữa ông bà không có quan hệ hôn nhân nên nếu mảnh đất được mua bằng công sức đóng góp của bà A và ông B không có đóng góp cho sự hình thành mảnh đất này thì bà A được xác định là chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất nên bà hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mảnh đất và tài sản gắn liền với đất cho người khác.

Trường hợp bà A chết, mảnh đất sẽ được coi là di sản thừa kế mà bà A để lại. Nếu có di chúc định đoạt, mảnh đất này sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc, di sản này sẽ được chia cho những người thừa kế của bà theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Trường hợp bà không còn những người thừa kế theo pháp luật như đã nêu trên đây, thì phần di sản của bà sẽ thuộc về Nhà nước theo Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”

4. Sau ly hôn tự ý chuyển nhượng có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi: Thưa quý luật sư tôi có mảnh đất 445m2 , do bố mẹ tôi để lại tôi và vợ chồng ở đc thời gian có 1 đứa con sau 5, 6 năm tôi không ở đó có công việc hay tân lấp cải tạo tôi đều về. Trước là mang sổ đỏ của bố tôi sau đó chồng đầu tôi dấu tôi đi làm lại sổ đỏ mang tên chồng tôi. Nay vợ chồng tôi không hỏi ý kiến tôi tự chia đất cho các con của vk tôi. T muốn đòi lại có được không.? Và vk tôi làm như vậy có phạm luật không? Tôi kiện vk tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được không? Tôi phải làm những gì để đòi lại quyền sử dụng đất?

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

>> Lợi dụng việc chuyển nhượng đất để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169