Luật sư Trần Khánh Thương

Không chịu nhường quyền nuôi con khi ly hôn giải quyết thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật SưTôi có một vấn đề muốn hỏi và nhờ luật sư tư vấn như sau: Vợ chồng tôi hiện tại không thể tiếp tuc, và muốn ly hôn, nhưng chúng tôi lại không thể thỏa thuận được quyền nuôi con, ai cũng muốn nuôi. Hiện tại con trai chúng tôi đã được 3 tuổi, Vậy nếu ra tòa quyền nuôi con có thuộc về người mẹ như tôi không?Cảm ơn luật sư rất nhiều!

1. Khi ly hôn vợ chồng không chịu nhường quyền nuôi con giải quyết thế nào?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Sau ly hôn, muốn giành quyền nuôi con phải làm sao?

Nếu khi ly hôn, hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề nuôi con thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Trường hợp, con đã đủ 3 tuổi trở lên thì việc giành quyền nuôi con của hai bên là ngang nhau, bên nào chứng minh được mình đáp ứng được điều kiện về mọi mặt tốt nhất cho con thì tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho người đó nuôi để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ. Bên nào là người trực tiếp nuôi con thì bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con.

Các yếu tố được xem xét như sau

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)

+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)

+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ)

...

2. Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Câu hỏi:

Cháu có chị gái lấy chồng được hơn 2 năm, nhưng giờ đang muốn làm đơn li hôn vì anh cháu thường xuyên đánh chửi chị gái cháu, và không thương yêu con của mình. vậy luật sư cho cháu hỏi là chị cháu có co 2 tuổi thì li hôn ai sẽ có quyền nôi con? và cơ hội nôi con của chị là bao nhiêu %? chị cháu không muốn thế đâu? đã nhịn nhiều , nhưng anh thường xuyên đánh và chửi chị nên chị cháu phải làm như vậy. cháu cảm ơn

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Xử lý hành vi bạo lực gia đình như thế nào?

>> Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn​

Theo quy định, khi giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp  nuôi, trừ trường người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Do đó, nếu người chị chứng minh rằng mình có đủ điều kiện để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho con thì tòa án sẽ quyết định cho người chị quyền trực tiếp nuôi con. Người chồng không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

---

3. Đơn phương ly hôn và xác định con chung vợ chồng

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp: Tôi đang mang thai tháng thứ 6, tôi phát hiện chồng ngoại tình, đời sống vợ chồng áp lực nhiều mâu thuẫn, vợ chồng tôi đang li thân. Vì không muốn tiếp tục kéo dài khiến ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ con nên tôi muốn li hôn, nhưng chồng tôi không đồng ý, vậy Tòa có giải quyết cho tôi không. Nếu sau khi sinh tôi muốn làm giấy khai sinh cho con mà không có bố, theo họ mẹ, không liên quan đến bên bố có được không. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn

Ly hôn là biện pháp cuối cùng khi tình trạng vợ chồng rơi vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống. Khi tình trạng vợ chồng không thể tiếp tục kéo dài nhưng chồng bạn không muốn ly hôn, bạn có thể đơn phương yêu cầu ly hôn. THủ tục và hồ sơ bạn tham khảo theo hướng dẫn phía trên.

Về vấn đề con, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

''1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.''

Con chị sinh ra sau khi hai vợ chồng ly hôn trong thời hạn 300 ngày vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Chồng bạn là cha đứa trẻ nên có quyền đứng tên trên giấy khai sinh của con. Bạn không muốn thừa nhận con là của chồng bạn, không muốn chồng đứng tên trên giấy khai sinh thì phải có căn cứ chứng minh xác nhận không phải con của chồng bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn