Luật gia Nguyễn Nhung

Không chấp hành bản án của Tòa án sau khi ly hôn

Chào luật sư,. Mong bạn tư vấn giúp về vấn đề ly hôn và chấp hành bản án ly hôn của tòa án như sau: 2 vợ chồng mình lấy nhau được gần 3 năm. Có 1 con gái 21 tháng tuổi. Do 2 vợ chồng không thể chia sẻ cuộc sống cho nhau được nữa nên muốn ly hôn. Vợ chồng mình đăng ký kết hôn ở A. Và hiện đang sống ở B. Hộ khẩu chồng mình vẫn ở A. Hộ khẩu mình và con gái ở B (mình và con chung 1 hộ khẩu).

Vậy mình có thể gửi đơn ly hôn ở đâu? Và mình biết chắc chắn là quyền nuôi con sẽ thuộc về mình vì nó đang dưới 36 tháng tuổi. Điều kiện kinh tế mình hơn hẳn chồng mình. (chồng mình không đi làm đã lâu).

Nhưng cho mình hỏi: Nếu tòa án cho mình quyền nuôi con mà chồng mình lấy cớ đến thăm con và quấy phá mình phải làm thế nào? Nếu chồng mình không nghe theo tòa án mà cứ đưa con đi nơi khác mình phải làm thế nào? (vì mình biết tính chồng mình rất bất cần, chẳng sợ gì cả, nên mình rất sợ điều đó xảy ra). Và mình rất rất muốn ly hôn trong thời gian sớm nhất có thể (vì chồng mình đã đưa con về thái bình 3 hôm nay, mình rất nhớ con gái, rất muốn gặp con gái, nhưng mình còn phải đi làm). Tư vấn sớm giúp mình nhé... Chân thành cảm ơn ....!

 

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

- Nơi nộp hồ sơ.     

Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại ...;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động ...”

     
Do đó, có 2 trường hợp:

+ Trường hợp bạn muốn đơn phương ly hôn (không cần chữ ký của chồng) thì bạn sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án quận/ huyện nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú hoặc cư trú. Cụ thể trường hợp này bạn phải nộp hồ sơ tại A.

+ Trường hợp vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì bạn và chồng bạn có quyền tự thỏa thuận với nhau quyết định nơi nộp hồ sơ. Khi đó, bạn có thể nộp hồ sơ tại A hoặc B.

- Nếu tòa án cho mình quyền nuôi con mà chồng mình lấy cớ đến thăm con và quấy phá mình phải làm thế nào?

Căn cứ vào Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Vì vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng mình.

- Nếu chồng mình không nghe theo tòa án mà cứ đưa con đi nơi khác mình phải làm thế nào?

Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Mặt khác, căn cứ theo Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án Dân sự, người phải thi hành án có nghĩa vụ sau đây: 

“a) Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;

b) Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;

c) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

d) Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này”.


Do vậy nếu chồng bạn không chấp hành theo bản án đã có hiệu lực của Tòa án thì chồng bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo Luật thi hành án năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 (Bạn có thể tự tham khảo các biện pháp cưỡng chế thi hành án tại Luật Thi hành án Dân sự năm 2008).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169