Nông Bá Khu

Khi nào được coi là phòng vệ chính đáng?

Tư vấn về trường hợp cho vay và đi đòi nợ, không đòi được nợ và xảy ra xô xát có được coi là phòng vệ chính đáng hay không và hành vi cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung câu hỏi: Trước hết xin cảm ơn luật sư vì đã giúp những người mù mờ về luật có thể thắc mắc những gì mà mình chưa biết, chưa hiểu. Sau đây tôi muốn nhờ luật sư cho tôi biết trong trường hợp sau tôi có vi phạm pháp luật không. Nếu co tội của tôi sẽ bị xử lí như thế nào? Kính gửi tới luật sư nội dung như sau: Tôi có bán cho anh A 1 cái đầu kỹ thuật số trị giá 700 nghìn, sau 1 tháng anh ta trả tôi 300 nghìn và hẹn 400 nghìn sẽ trả vào ngày chủ nhật. Đến ngày chủ nhật tôi gặp anh ta ở công bệnh viện tôi có hỏi a ta về số tiền còn nợ thì a ta không trả và cũng không nói gì rồi anh ta leo lên xe máy di về tôi thấy vậy tôi phóng xe toi gần chỗ a ta tôi bảo mai may phải trả tiền cho tao nếu không thì không xong với tao đâu. Tôi vừa nói xong câu đó thì anh ta rút dao trong cốp xe ra chém tôi một nhat vào đầu chay máu (dao dài 50cm có lớp vỏ bằng vải mềm màu đen che đi lưới dao) tôi nga khỏi xe thì a ta chém 4 nhat nữa vào đầu và tai tôi, tổng cộng là khâu 17 mũi ỏ đầu. Rồi tôi chạy được tôi rút gay típ ra .(doan gây dài 40cm)tôi vụt anh ta thì a ta lùi lại không trúng, rồi anh ta rút lớp vỏ dao ra nhưng nó không tuột xuống lên tiếp tục a ta lại sông lên đam tôi thì tôi ngã ra nên không trúng (a ta rút hai lần nhưng vỏ dao vẫn không ra len dao vẫn còn trong vỏ vải đen). Rồi mọi người ra can tôi được đua vào bv cấp cứu và nằm viện một tuần thì ra viện. Xin hỏi luật su như vậy tôi có tội không và nếu có thì tội của tôi là gì và hình thức xử phat ra sao? Cảm ơn luật sư !

>> Luật sư tư vấn quy định luật Hình sự, gọi: 1900.6169

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định:

“Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Để xác định xem một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không thì cần xem xét các điều kiện sau:

- Về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Trong tình huống của bạn, người kia sau khi đánh ngã bạn vẫn có ý định tấn công tiếp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn

- Về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho bạn và sau đó bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.

- Hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

Như vậy, theo thông tin cung cấp có thể thấy trong lúc xảy ra xô xát, bạn đang bị lâm vào tình thế cần phải tự vệ cho nên hành vi của bạn là phòng vệ chính đáng.

Tuy nhiên, nếu hành vi chống trả của bạn vượt quá mức cần thiết thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

>> Tư vấn thắc mắc về hành vi phòng vệ chính đáng, gọi: 1900.6169

Cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Xin hỏi luật sư trong trường hợp như sau thì tôi có bị gì không. Tôi nghe cãi nhau và tôi ra xem thì thấy 2 người đàn ông đánh 2 người đàn bà, tôi chạy ra xem thì 2 người đàn bà đó là chị của mẹ vợ và mẹ vợ tôi, nên tôi vào can thì không được nhưng trên tay nó cầm cục đá đang đập chị của mẹ tôi nên tôi dằn cục đá và vơ lấy cây gậy đập vào hông nó. Tiếp đó tui thấy nó buông chị mẹ vợ tôi ra và tôi chạy tiếp đến chỗ mẹ vợ tôi và sẵn trong tay tôi có khúc cây và tôi cũng quốt tên thứ 2 một cây, và rồi tên thứ nhất cầm đá chạy tới đòi đánh tôi thì tên thứ 2 nói thôi không đánh nữa và rồi 2 bên giải hòa. Thế nhưng lúc tôi về thì tên thứ 2 ném điện thoại vào đầu mẹ tôi gây ra chảy máu. Tôi nghe vậy đi ra thì lại thấy 2 bên giải hòa nữa nên tôi vào nhà. Đến chiều công an gọi cho mẹ tôi nói bên đó kiện tôi đánh người thứ 2 vào đầu và đi nhập viện. Và công an mời tôi lên,tôi cũng khai y như vậy và công an nói tôi đánh người là sai và bắc tôi ký vào đơn là như vậy là tôi sai.

Tôi xin hỏi trong trường hợp mà người thứ 2 bên nó có tỉ lệ phần trăm thì tôi có bị gì không? Tôi xin có thể giải thích dùm tôi biết không?Tôi xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

"Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. như đã trích dẫn tại phần trên..."

Do đó,theo quy định trên, trường hợp được coi là vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng khi có đủ điều kiện:

Một là, phải có hành vi tấn công thực tế đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra ngay tức khắc làm cơ sở cho việc thực hiện quyền phòng vệ;

Hai là, hành vi phòng vệ đã áp dụng các phương tiện và phương pháp không cần thiết để đạt mục đích phòng vệ và đã gây ra thiệt hại quá đáng cho người tấn công trong khi hành vi tấn công của họ chưa đáng phải chịu thiệt hại đến mức như vậy.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì người kia đã có hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của mẹ vợ và chị gái của mẹ bạn. Bạn đã có hành vi chống trả nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của hai người bị xâm hại. Hành vi của bạn được coi là phòng vệ chính đáng tuy nhiên, nếu hành vi chống trả của bạn quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ xâm hại của người kia thì sẽ được coi là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng và có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.

Căn cứ theo Điều 136 bộ luật hình sự 2015 quy định về  tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Tuy nhiên, bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 155 như sau:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Theo đó, nếu hành vi của anh bị khởi tố theo quy định tại Khoản 1, Điều 136 đã trích dẫn ở trên mà qua thỏa thuận, người nhà bị hại đồng ý rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169