Lò Thị Loan

Khi ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?

Ly hôn là vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn là gì?

1. Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về vấn đề ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Vậy sau khi ly hôn ai sẽ có quyền nuôi con? Muốn giành quyền nuôi con thì phải thực hiện thurt ục như thế nào?

Đây là thắc mắc, đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề này.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2. Luật sư tư vấn về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Câu hỏi tư vấn: Tôi sinh năm 1998, vợ sinh năm 1999, lấy nhau được hơn 1 năm. Trong quá trình chung sống không xảy ra vấn đề gì quá đáng, chỉ có mâu thuẫn rất nhỏ về việc tôi và mẹ có thỉnh thoảng nhắc nhở về việc thay đổi tính nết trong việc dọn dẹp nhà cửa và bếp núc, không nói gì nặng lời hay quá đáng cả. Không hiểu vì lý do gì mà vợ tôi muốn ly hôn vì lý do là mệt mỏi áp lực gia đình đè nén. Cô ấy muốn sống một mình tự do như lúc chưa lấy tôi? Cô ấy quyết đinh muốn ly hôn mặc dù tôi và người lớn hai bên đã khuyên hết lời nhưng cô ấy muốn ly hôn và bây giờ cô ấy đã chuyển ra ngoài ở! Chúng tôi có sinh được một bé gái 15 tháng tuổi, từ khi mẹ cháu hết chế độ thai sản dường như không có thời gian chăm sóc cũng như quan tâm đến con. Thời gian trong ngày của cô ấy hầu hết dành cho công việc ở công ty và việc làm đẹp, nghịch điện thoại và một chút thời gian cho việc nấu nướng. Con tôi từ khi mẹ cháu hết chế độ hầu hết là do một tay tôi và bà nội chăm sóc hết. Nay ly hôn cô ấy muốn giành quyền nuôi con trong khi quê cô ấy ở Tuyên Quang và đang làm công nhân dưới Hà Nội! Vậy tôi hỏi trong trường hợp này vợ tôi có quyền nuôi con hay không?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp bạn và vợ bạn đã kết hôn hơn một năm hiện hai bạn đã có chau được 15 tháng tuổi, trong quá trình chung sống thì có chút mâu thuẩn nhỏ nên vợ bạn muốn ly hôn và giành quyền nuôi con. Căn cứ vào thông tin đó chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên về quyền trực tiếp nuôi con sẽ được hiện như sau: Về nguyên tắc, các bên đương sự (vợ, chồng) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố với mục đích tìm được người phù hợp để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. 

Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp của bạn hiện con bạn mới 15 tháng tuổi nên thuộc trường hợp “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”. Đây là một quyền ưu tiên cho người mẹ, vì trong giai đoạn dưới 36 tháng tuổi trẻ con rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ. Trừ trường hợp vợ của bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con khi đó bạn sẽ có quyền trực tiếp nuôi con.

Trường hợp anh vẫn muốn giành quyền trực tiếp nuôi con bạn vẫn có thể chứng minh những khả năng và ưu thế mà mình có thể nuôi dưỡng và chăm sóc được cho bé như: Thu nhập hàng tháng, chỗ ở ổn định, môi trường sống, thời gian làm việc,… Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra những chứng cứ để chứng minh rằng vợ bạn không thỏa mãn các điều kiện nuôi con như trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169