Lò Thị Loan

Khai sinh cho con có mẹ là người Việt, bố là người nước ngoài

Thủ tục đăng ký khai sinh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi trẻ em được sinh ra. Khi đăng ký khai sinh, các thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch… của một cá nhân sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh.

1. Luật sư tư vấn luật hộ tịch về đăng ký khai sinh

Thủ tục đăng ký khai sinh là thủ tục quan trọng vì giấy khai sinh là loại giấy tờ gốc, sẽ theo một cá nhân suốt cuộc đời do đó những thông tin thể hiện trên giấy khai sinh phải được thể hiện một cách chính xác, đầy đủ.

Đối với các cặp vợ chồng mà một bên là công dân Việt Nam, một bên là công dân nước ngoài thì khi sinh con, vấn đề đăng ký khai sinh cho con lại càng quan trọng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài.

Do vậy, nếu bạn đang gặp các vướng mắc liên quan đến đăng ký khai sinh cho con bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn cụ thể trường hợp của mình.

2. Thủ tục đăng ký khai sinh, lựa chọn quốc tịch cho con có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi:

Kính gửi Cty Luật, Em tên Nguyễn N T, kính mong Cty tư vấn giúp em trường hợp nhập quốc tịch cho con có mẹ là người Việt Nam thì có buộc phải thôi quốc tịch của con không? Cụ thể như sau:

Em sống với chồng em (người Pháp) hơn 4 năm nay nhưng do công việc phải di chuyển nhiều nên tụi em chưa đăng ký kết hôn mà đã có con được 10 tháng mới có được giấy CHỨNG NHẬN KẾT HÔN. Khi con em sinh ra thì đã có Quốc tịch Pháp rồi ( theo quy định của nước Pháp), nhưng khi em xin làm giấy khai sinh Việt Nam cho con thì Sở Tư Pháp lại bảo là không được và yêu cầu phải thôi quốc tịch Pháp của con em thì mới cho nhập Quốc Tịch Việt Nam. Trong khi em sinh bé tại Việt Nam, tên của bé cũng được nhập trong hộ khẩu của bố mẹ em. Rất mong Quý Cty tư vấn giúp em trường hợp này và quy định pháp luật thế nào?. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật minh Gia của chúng tôi trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 16 Luật quốc tịch  Việt Nam năm 2008, quốc tịch của trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt nam: “ Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam - Luật quốc tịch 2008 quy định: 

"1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

....."

Như vậy, căn cứ theo quy định về Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì trường hợp người xin nhập quốc tịch là con đẻ của công dân Việt Nam thì không thuộc trường hợp phải thôi quốc tịch nước ngoài. Do đó, con bạn đang mang quốc tịch Pháp nhưng có mẹ ruột là công dân Việt Nam thì khi nhập quốc tịch Việt Nam sẽ không buộc phải thôi quốc tịch Pháp. Và việc Sở tư pháp yêu cầu bạn phải thôi quốc tịch Pháp mới được nhập quốc tịch Việt Nam là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 

Theo đó, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục nhập quốc tịch cho con sau đó làm thủ tục đăng ký khai sinh. Về 2 thủ tục này bạn tham khảo bài viết sau: 

=> Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

=> Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

---

3. Điều kiện và thủ tục đăng ký thay đổi tên trong giấy khai sinh?

Câu hỏi:

Kính gửi công ty luật Minh Gia. Vợ chồng em mới sinh được một bé trai,vào ngày 21/02/2017 người nhà em có đi làm giấy khai sinh cho cháu. Nay vì một số lý do cá nhân nên vợ chồng em muốn đổi lại tên khai sinh cho cháu, nhưng khi người nhà lên ủy ban nhân dân xã gặp cán bộ làm thủ tục giấy khai sinh thì được người đó trả lời là không thay đổi được. Em nhờ công ty tư vấn giúp em xem trường hợp này thì cán bộ của xã nơi em ở trả lời như vậy có đúng hay không ? nếu trong pháp luật quy định về trường hợp này thì em có thể tra cứu tài liệu ở đâu ? và em cần phải làm những giấy tờ và thủ tục gì để thay đổi tên khai sinh ? mong công ty tư vấn giúp. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi tên. Cụ thể:

Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

...

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

Và Luật hộ tịch năm 2014 quy định: 

Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Theo đó, trường hợp của gia đình bạn vẫn có thể làm thủ tục thay đổi tên cho con. Việc ủy ban nhân dân trả lời không đổi tên được là không đúng với quy định pháp luật. 

 Về thủ tục thay đổi tên cho con gồm:

+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch;

+ Giấy khai sinh của con

+ Giấy tờ liên quan khác(chứng minh quan hệ bố mẹ với con).

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo