Hỏi về Vợ muốn ly hôn đơn phương do chồng bạo hành
Em có một người em hiện đã lập gia đình và đã có môt con trai một tuổi.hiện nay người chông của em gái em suốt ngày đánh đập và có những lời lẽ không tôn trọng. Các cơ quan đã vào cuộc nhưng không giảm và bây giờ em gái em muốn đơn phương ly hôn thì cần làm những thủ tục gì? Hiện chồng em gai em không cho ly hôn và nói nếu ly hôn thì sẽ giết và dùng xăng đốt cả nhà. Bây giờ e gái em rất hoang mang và đang làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động.vậy trong trương hợp này em gái em cần phải làm thế nào? đi nước ngoài có ly hôn được không? và nếu không ly hôn được thì sau này tài sản làm ra liệu có phải chia cho người chồng đó không. Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời: Chào bạn, xin cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
- Thứ nhất, về việc đơn phương ly hôn
Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Do vậy, em gái của bạn hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn
- Thứ hai về thủ tục ly hôn đơn phương, em gái bạn cần phải hoàn thành các thủ tục sau:
Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp cấp tỉnh, thành phố nơi bạn cư trú (có thể nộp trực tiếp tại Tòa hoặc qua đường bưu điện). Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
1. Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
3. Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);
4. Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
5. Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
- Thứ ba, về nhưng lời đe dọa của em chồng bạn
Tại Khoản 1, Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định: “1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Do vậy, trong trường hợp này em gái bạn cần phải có những chứng cứ để chứng minh những lời đe dọa đó là sự thật, chứng minh được thì hành vi của em chồng bạn mới cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2017.
- Thứ tư, về việc em gái bạn đi xuất khẩu lao động
Trườn hợp này, nnếu em gái bạn quyết định ra nước ngoài làm ăn thì em gái bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn, theo đó trường hợp của em gái bạn sẽ được coi là ly hôn có yếu tố nước ngoài, và thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật.
- Thứ năm về vấn đề tài sản nếu chưa ly hôn:
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về vấn đề Tài sản chung của vợ chồng thì:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, nếu chưa ly hôn thì thu nhập do lao động sản xuất kinh doanh, tài sản do em gái bạn tạo ra trong thời gian chưa ly hôn vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp em gái bạn được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Quyền đơn phương ly hôn khi bị chồng bạo hành
Nội dung câu hỏi: Chào luật sư, Tôi muốn hỏi vấn đề của em gái tôi. Em gái tôi lấy chồng đc 4 năm và giờ đang có đứa con gái đc 20 tháng. Trong khoảng thời gian sống với nhau trong những lần cãi vả qua lại thì chồng của nó có đánh nó. Đỉnh điểm là hôm tối 4/9/2017 này , sau khi từ nhà Mẹ đẻ về , trên đường về 2 vợ chồng cũng cãi vả nhau và chồng nó đã dừng xe lại và nắm đầu , bóp cổ nó giữa đường và em gái tôi cố gắng bỏ chạy về tới hẻm nhà tôi , chồng nó cũng chạy theo và dí em tôi đánh tiếp , nó còn dùng nón bảo hiểm và ghế gỗ định đánh em tôi nữa nhưng được hàng xóm can ngan ra. Hôm 5/9/2017 , nó đt cho e tôi nhưng e tôi ko bắt máy và nó đã nt hăm dọa e tôi nữa. Nay tôi muốn hỏi gia đình tôi muốn lên trình báo công an để bảo vệ em tôi được ko ? Và e tôi đơn phương li dị đc ko vì nó ko chịu kí đơn li dị. Xin cám ơn luật sư và mong chờ phản hồi nhanh nhất có thể.
Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau
Thứ nhất, gia đình anh cần đền cơ quan công an để trình báo sự giúp, giúp ngăn chặn hành vi đánh đâp của em rể với em gái anh, bên cạnh đó sẽ có biện pháp xử lý phù hợp với người đã gây ra hành vi vi phạm. Tùy thuộc vào mức độ của hành vi vi phạm, em rể anh có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ - CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này".
Hoặc có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm: "1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
..."
Thứ hai, em gái anh có quyền đơn phương ly hôn theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Vì vây em gái bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn đơn phương mà không cần chữ ký của chồng tại Tòa án nhân dân quận ( huyện ) nơi chồng em gái ban sinh sống. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn
- giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao giấy khai sinh của con
- Giấy tờ tùy thân của 2 bên
- Sổ hộ khẩu
Trên đây là nội dung tư vấn về: Hỏi về Vợ muốn ly hôn đơn phương do chồng bạo hành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn ly hôn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất