Triệu Lan Thảo

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn quy định thế nào?

Xin chào luật sư, nhờ luật sư giải đáp giùm tôi về quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn như sau: Tôi và chồng kết hôn 7 năm và đã có 2 đứa con, 1 đứa 6 tuổi và 1 đứa 3 tuổi. Tôi là viên chức còn chồng tôi làm nghề tự do. 1 năm trở lại đây chồng đi làm không đưa cho tôi 1 đồng nào để trang trải sinh hoạt và nuôi con. Anh ta lừa tôi nói là làm ăn thua lỗ rồi mang số tiền 80 triệu đi.

Tôi nghi ngờ chồng ngoại tình nhưng không có bằng chứng. Gần đây chồng thường xuyên kiếm cớ gây sự và đổ oan cho tôi ngoại tình. Anh ta đánh đập và chửi mắng tôi hằng ngày. Tôi làm đơn ly hôn, anh ta đã ký. Nhưng sau đó anh ta lên cơ quan tôi làm ầm ĩ nói tôi theo trai. Sau đó lại đòi thêm 30 triệu để đi làm ăn, tôi không có tiền đưa, anh ta đòi bán xe máy. Gia đình anh ta dồn ép kiểm tra điện thoại  của  tôi, bắt tôi nhận tội ngoại tình mặc dù không hề có chứng cứ, bạo hành tôi cả về thể xác lẫn tinh thần.

Tôi rất cần sự tư vấn để tôi có thể ly hôn và giành quyền nuôi 2 con. Tài sản sau hôn nhân của chúng tôi gồm 1 ngôi nhà  và 1 chiếc xe máy.Ngôi nhà hiện tại chúng tôi đang sống cùng với bố chồng nhưng đã sang tên cho vợ chồng tôi. Bố chồng tôi nói rằng chừng nào ông còn sống thì đừng hòng động vào ngôi nhà đó.

Tôi chủ yếu cần giành quyền nuôi 2 đứa con, còn tài sản đối với tôi không quan trọng.Tôi mong nhận được sự giúp đỡ sớm nhất từ luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Gia đình là tế bào xã hội, là chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần của con cái bạn. Giữ được hạnh phúc gia đình là nền tảng cho sự phát triển của gia đình bạn. Trong cuộc sống đôi khi không thể tránh được những mâu thuẫn trong gia đình và vì vậy hòa giải các mâu thuẫn là rất cần thiết và quan trọng. Trong trường hợp không thể hòa giải được, xin được tư vấn cho bạn các quy định của pháp luật về ly hôn như sau:

1. Về quyền yêu cầu ly hôn

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

"Xem trích dẫn chi tiết về quyền yêu cầu ly hôn"

- Căn cứ theo quy định trên thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

- Trong trường hợp bạn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Bạn nên thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc chồng và gia đình chồng bạn bạo hành để Tòa án làm căn cứ giải quyết ly hôn.

2. Về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

- Vấn đề này được quy định cụ thể tại luật Hôn nhân gia đình như sau:

"Xem quy định chi tiết"

- Như vậy, để có thể giành được quyền nuôi cả hai con, bạn cần chứng minh khả năng kinh tế như thu nhập, chỗ ở... và khả năng chăm sóc con tốt hơn người chồng.

- Nếu như bạn hoặc chồng bạn trực tiếp nuôi con thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem chi tiết quy định"

3. Về vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn

- Về nguyên tắc trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án chia đôi tài sản chung của vợ, chồng nhưng có tính đến các yếu tố được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

- Còn về ngôi nhà đang sống cùng với bố chồng bạn nhưng đã sang tên cho vợ, chồng bạn thì việc sang tên có thể bằng hình thức hợp đồng tặng cho tài sản cho vợ, chồng bạn. Vì vậy, bạn vẫn có thể được chia một phần ngôi nhà đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng gọi đến bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo