Hỏi về thủ tục ly hôn và quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi luật sư vấn đề về ly hôn như sau: Tôi và chồng tôi lấy nhau từ năm 2009, đến nay đã có hai con trai 4 tuổi và 3 tuổi. Thời gian gần đây do mâu thuẫn vợ chồng không hòa hợp được, thường xuyên sảy ra xích mích. Tôi muốn xin ly hôn thì các thủ tục như thế nào? Hiện tại tôi và chồng sống cùng gia đình chồng. hai vợ chồng chỉ có một chiếc xe máy là tài sản chung, lương của tôi khoảng 3 triệu, của chồng tôi cũng khoảng 3 triệu. Tôi muốn nuôi con sau ly hôn thì có được không? và nếu muốn được quyền nuôi con thì phải làm những thủ tục gì?
Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Về nguyên tắc, tài sản được xác định thuộc sở hữu chung của vợ chồng sẽ được chia đôi cho mỗi bên theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình.
Đối với ngôi nhà mà vợ chồng bạn đang sống chung cùng với gia đình nhà chồng, nếu có căn cứ chứng minh công sức đóng góp, phát triển giá trị ngôi nhà thì khi ly hôn cũng sẽ được chia tương ứng với phần công sức đóng góp này.
Đối với tài sản là chiếc xe máy, đây là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ được chia đôi, tuy nhiên khi chia vẫn căn cứ vào công sức đóng góp, duy trì, tạo lập và phát triển khối tài sản chung của mỗi bên để chia.
Thứ hai, về quyết định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc xác định người trực tiếp nuôi con sẽ do cha mẹ thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án quyết định. Tòa án sẽ căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con về mọi mặt để quyết định người trực tiếp nuôi con.
Theo đó, nếu không thỏa thuận được về người nào có quyền nuôi con, bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định trong nội dung đơn xin ly hôn.
Thứ ba, về thủ tục yêu cầu ly hôn chúng tôi đã tư vấn tại các bài viết khác, bạn có thể tham khảo tại bài viết tương tự sau đây:
1. Thủ tục ly hôn đơn phương
Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Theo đó, bạn chứng minh được cuộc sống hôn nhân mình kéo dài sẽ dẫn tới trầm trọng hơn hoặc chứng minh được chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình thì hoàn toàn có quyền làm đơn đơn phương ly hôn gửi lên Tòa án để giải quyết. Tuy nhiên đơn này phải gửi nên Tòa án nơi chồng bạn cư trú và làm việc.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm
+ Đơn xin ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng (bản sao)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao);
+ Các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có tranh chấp)
2. Thủ tục thuận tình ly hôn
>> Thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình như thế nào?
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất