Vũ Thanh Thủy

Phòng vệ chính đáng quy định thế nào?

Thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật? Cách xác định phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là như thế nào? Trách nhiệm hình sự khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xác định như thế nào? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật hình sự

Phòng vệ chính đáng hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Theo quy định pháp luật, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm và không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn đang có thắc mắc về phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật Hình sự, hãy gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của bạn như:

- Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng;

- Quy định của pháp luật về xác định các trường hợp phòng vệ chính đáng;

- Tư vấn các quy định liên quan về pháp luật Hình sự.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật

Câu hỏi:

Tôi đang đi xe gắn máy trên đường thì có 3 xe gắn máy khác chạy đuổi theo, một xe chặn đầu xe của tôi làm tôi té ngã, lập tức (khoảng 5-6 người) đi trên 3 chiếc xe gắn máy nói trên xông vào tấn công tôi. Lúc đó yên xe của tôi bung ra, cây sắt để cạy vỏ xe rớt ra, tôi dùng cây sắt chống trả. Hậu quả, tôi bị thương xây xát cánh tay; phần lưng, bụng bị bầm tím, số người tấn công tôi có 1 người chết do bị cây sắt đâm. Tôi bị truy tố về tội giết người có đúng không? Trong trường hợp này có được gọi là phòng vệ chính đáng không? Thế nào là phòng vệ chính đáng?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tủ các yếu tố:

Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).

Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm.

Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: "đó là hành vi chống trảrõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, chúng tôi chưa thể khẳng định được hành vi của bạn là "phòng vệ chính đáng" hay là "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Việc xác định này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, khám nghiệm hiện trường, cũng với việc thu thập các chứng cứ chứng minh của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hành vi của bạn là phòng vệ chính đáng thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu hành vi giết người của bạn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự.

---

3. Tư vấn vướng mắc về phòng vệ chính đáng

Nội dung câu hỏi:

Xin chào công ty luật Minh Gia, tôi có sự việc muốn công ty tư vấn cho tôi như sau: Do hiểu lầm nên có 1 bà gần nhà tôi (năm nay khoảng 53 tuổi) đến nhà tôi đánh tôi. Lúc đánh tôi có 3 người hàng xóm chứng kiến, bà ta dùng tay và dép đánh tôi mặc dù đã được người hàng xóm can ngăn nhưng bà ta vẫn cố tình lao vào đe dọa và đánh tôi. Lúc này tôi không kìm chế được nữa nên cầm cái ấm chuyên hãm nước chè ném về phía và ta và vào trúng đầu phải khâu 4 mũi.

Ngay sau đó bà ta có gọi 1 người con rể đến để đánh tôi nhưng được mọi người can ngăn nên không xảy ra vấn để gì tiếp theo. Hàng xóm có đưa bà ta đi viện và chụp city không vấn việc gì nên bà ấy đã về nhà luôn. Ngay tối hôm đó tôi cũng như gia đình đến để xin lỗi (mang tính chất tình cảm) thì bà ta vẫn miệt thị và không nhận quà cũng như tiền bồi thường thuốc men. Hôm nay tôi có nhận được thông tin là bà ta đã làm đơn gửi ra xã nên tôi muốn hỏi luật sư một số vẫn đề sau:

1 - Trường hợp của tôi có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng không?

2 - Trường hợp của bà ta có phải là áp đáo tại gia hay không? nếu có thì phạm vào tội gì?

3 - Tôi có bị xử lý hình sự trong trường hợp này không? Kính mong công ty Luật Minh Gia tư vẫn sớm giúp tôi để tôi biết và tính phương án tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Về trường hợp phòng vệ chính đáng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 về Phòng vệ chính đáng của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

"Xem quy định đã phân tích tại phần 1''

Trong trường hợp này, hành vi chống trả của bạn là dùng ấm nước chè ném vào người kia có thể đánh giá là nó không tương xứng với hành vi dùng tay và dép đánh của người kia.

Trường hợp: Nếu bạn chứng minh được việc mình chống trả là do bị tấn công bất ngờ không có ý muốn gây tổn hại cho người kia mà chỉ để bảo vệ mình và trong lúc bị đánh thì bạn chỉ lấy bất kỳ phương tiện nào xung quanh mình để chống trả lại chứ không cố ý dùng vật có khả năng gây nguy hiểm cao để ném lại thì có thể bạn chỉ bị truy cứu theo Điều 136 Bộ luật quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Về việc bạn bị bà hàng xóm đánh:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hành vi của người kia đó là đã dùng tay và dép đánh bạn, sau khi bạn có hành vi đánh trả thì người đó tiếp tục gọi người đến đánh nhưng không đánh vì có mọi người can ngăn. Với những hành vi như trên mặc dù có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, vì theo Điều 134 BLHS quy định:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;...

Về việc bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không

Đối với trường hợp của bạn, như phân tích ở nội dung trên thì phải căn cứ vào mức độ thương tích của người kia để xác định bạn có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng không. Nếu là phòng vệ chính đáng thì bạn không phải chịu TNHS, nếu là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bạn có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 155 về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại của Bộ luật tố tụng năm 2015 như sau:

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Đối với hành vi của bạn nếu bị truy cứu theo khoản 1, Điều 134 hoặc Khoản 1, Điều 136 thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu người bị hại, cho nên bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với bà hàng xóm về việc bồi thường thiệt hại, thuyết phục họ không nộp đơn khởi tố vụ án. Trường hợp, bà hàng xóm đã nộp đơn yêu cầu khởi tố vụ án mà rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án sẽ được đình chỉ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo