Nguyễn Thị Thùy Dương

Hỏi tư vấn về tách hộ khẩu khi chủ khẩu không đồng ý.

Trong mỗi gia đình Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng nhau sinh sống do đó tất cả thường chung một sổ hộ khẩu. Tuy nhiên hiện nay vì lý do công việc, về những bất lợi khi nhiều người cùng chung sổ hộ khẩu và vì lý do khác nhau nên tách hộ trở nên rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu để việc tách hộ tràn lan, tự phát sẽ gây khó khăn trong quản lý và ảnh hưởng đển quyền lời, nghĩa vụ của những cá nhân khác nên để tách được hộ thì cần phải đáp ứng một số điều kiện thì pháp luật mới đồng ý cho tách hộ. Bài viết dưới đây của Luật Minh Gia sẽ giúp các bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất về điều kiện tách hộ.

1. Tách hộ là gì?

Tách hộ (Tách hộ khẩu) là việc thành viên hộ gia đình làm các thủ tục xóa tên mình trong sổ hộ khẩu mà họ đang đăng ký thường trú để thực hiện đăng ký hộ mới (tại cùng chỗ ở hợp pháp đó).

Như vậy thì có thể hiểu đơn giản rằng tách hộ là việc từ một sổ hộ khẩu tách thành các sổ hộ khẩu khác.

Tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định: “Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Tuy nhiên, Luật cư trú 2020 ra đời thay thế cho Luật cư trú 2006 đã không còn quy định về sổ hộ khẩu vì Nhà nước đang thực hiện xóa bỏ sổ hộ khẩu giấy và thực hiện lưu trữ thông tin trên Cơ sở dữ liệu về cư trú để quản lý dễ dàng và mang đến nhiều tiện lợi cho người dân khi làm các thủ tục.

2. Điều kiện tách hộ

Tại Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về các điều kiện để thành viên hộ gia đình được tách hộ như sau:

Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tạĐiều 23 của Luật này.

Trong đó, Điều 23 Luật cư trú 2020 quy định địa điểm không được đăng ký thường trú mới gồm:

Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đt không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thm quyền.

Như vậy, để thành viên hộ gia đình được tách hộ thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự;

- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý (Trừ TH vợ chồng đã ly hôn vẫn chung chỗ ở);

- Nơi thường trú của hộ gia đình là địa điểm được đăng ký thường trú mới.
3. Câu hỏi:
Trước đây tôi và chồng tôi có hộ khẩu ngoại tỉnh không phải Hà Nội. Năm ngoái vợ chồng tôi có nhập khẩu nhờ vào một nhà ở Hà Nội. Bây giờ vợ chồng tôi có nhu cầu muốn tách hộ khẩu riêng nhưng chủ hộ khẩu không đồng ý. Tôi đã mượn được sổ hộ khẩu gốc và giấy cam kết cho tách khẩu riêng của chủ hộ (đã ký). Tuy nhiên bây giờ tôi cần chữ ký của chủ hộ ở phiếu báo thay đổi nhân khẩu thì họ lại nhất quyết không cho.
Vậy tôi xin hỏi trường hợp họ không đồng ý ký phiếu báo thay đổi nhân khẩu thì tôi phải làm thế nào để tách được khẩu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mong nhận được sự tư vấn sớm của anh chị.
Luật Minh Gia xin tư vấn cho bạn như sau:
 

Khoản 1 Điều 25 Luật cư trú năm 2020 có quy định về điều kiện tách hộ:

Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tạĐiều 23 của Luật này.

Do vậy để được tách hộ thì hai vợ chồng bạn bắt buộc phải đáp ứng được điều kiện được chủ hộ đồng ý thì mới có thể tách hộ. Trường hợp của bạn chủ hộ đã ký vào Giấy cam kết cho tách hộ khẩu riêng nhưng lại không chịu ký vào phiếu báo thay đổi nhân khẩu thì vẫn có thể thực hiện tách hộ được. Vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật cư trú 2020: “2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.” thì nếu bạn có văn bản đồng ý của chủ hộ thì không cần chủ hộ ghi ý kiến đồng ý vào tờ khai thay đổi thông tin cư trú nữa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi tư vấn về tách hộ khẩu khi chủ khẩu không đồng ý.. Cảm ơn mọi người đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn