Hỏi quy định của pháp luật về thương nhân?
Em muốn hỏi:
1. Giám đốc công ty cổ phẩn và chủ tịch HĐQT có phải là thương nhân không? Vì sao?
2. Một công ty của Mĩ thành lập một văn phòng đại diện tại Việt Nam thì văn phòng này được gọi là thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam phải không?
Mong anh chị giúp đỡ em giải đáp thắc mắc trên. Em xin chân thành cảm ơn anh chị.
Quy định của pháp luật về thương nhân?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Quy định về thương nhân theo pháp luật Việt Nam
Điều 6 Luật thương mại năm 2006 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”
Hoạt động thương mại được hiểu là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giám đốc công ty cổ phần hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị là những người đại diện theo pháp luật của công ty theo điều lệ công ty quy định. Các hoạt động thương mại mà họ thực hiện là đại diện cho công ty. Trên giấy chứng nhận doanh nghiệp thì công ty cổ phần là chủ thể có quyền thực hiện các hoạt động thương mại theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.
Vì vậy, công ty cổ phần được coi là thương nhân theo quy định của pháp luật, giám đốc công ty cổ phần hay chủ tịch Hội đồng quản trị chỉ đại diện cho công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh, họ không được coi là hoạt động thương mại một cách độc lập và không có giấy phép kinh doanh. Do vậy họ không phải là thương nhân.
Quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Điều 16 Luật thương mại năm 2005 quy định thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là thương nhân có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh Tại Việt Nam.
Như vậy, nếu một công ty ở Mỹ thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam, được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép, văn phòng đại diện này coi là thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Trân trọng !
Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan
>> Dịch vụ luật sư thành lập công ty tại Hà Nội;
>> Dịch vụ luật sư tư vấn thành lập chi nhánh;
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất