Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, danh dự người khác
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm là hành vi vi phạm quy định pháp luật, xâm phạm các quan hệ về dân sự, hành chính và thậm chí là hình sự. Khi một người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, họ cần am hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến cấu thành, chế tài xử phạt, cơ quan có thẩm quyền giải quyết để có thể tự bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về vấn đề nêu trên, hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về các quy định pháp luật về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
2. Hỏi về xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Câu hỏi:
Tư vấn về hành vi chửi với lời lẽ nặng nề và bịa đặt nhằm xúc phạm nhân phẩm và danh dự người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? cụ thể: Chị Nguyễn A ấy chồng và đã con trai, năm 201x chị A ở nhà trong con không đi làm, nhưng bố chồng và chú chồng tôi họp bàn, nói xấu sau lưng chị A. khi về nhà bố chồng chị A lớn tiếng chửi tôi là (đánh trống bỏ dùi, chỉ thích ở nhà ăn bám ). Trong kho bố mẹ chồng chị A không có dư giả về kinh tế, hai ông bà có lương.
Nhưng lương ít không đủ cho hai người. Vậy mà bố chồng chị A nói tôi ăn bám ông? Sau đó một thời gian, chú chồng và bố chồng chị A lại nói sang chuyện khác, chuyện này là tôi được lệnh của mẹ chồng tôi đi ra bưu điện để cắt điện thoại bàn trong nhà, trong khi đó chú chồng tôi họp bàn rồi chửi tôi với lời lẽ rất nặng nề như ( đến đầu hẻm nhà tôi là ông ấy thấy nhục nhã với hàng xóm nhà tôi vì tôi là người xấu ) Rồi chuyện mới xảy ra gần đây.......... Nhưng bây giờ do chị A và chú xảy ra xích mích, chú vu khống cho chị A. Chú chị A tôi bây giờ đang đi bêu rếu về chị A những chuyện mà tự chú dựng nên cho mọi người biết để tôi xấu hổ mục đích là để cho chị A nhục với gia đình họ hàng và bạn bè của chị A. Thời gian này chị A sống trong đau khổ tuyệt vọng. chị A đang muốn làm cho chuyện này được sáng tỏ, vậy xin luật sư tư vấn giúp chị A, nếu chị A kiện chú và bố chồng tôi về tội vu khống làm nhục người khác có đúng quy định không ạ? Và với tội danh như thế thì họ sẽ phải chịu mức án nào ạ.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất về tội làm nhục người khác
Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tội làm nhục người khác
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%...."
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Người phạm tội có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay hình ảnh. Người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, đấm đá, đe dọa, ép buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.Trong trường hợp này bố chồng bạn và chú chồng chị A đã chửi chị A bằng những lời lẽ nặng nề Nhưng nếu được xác định là đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm và danh dự của chị A thì tùy theo tính chất của hành vi phạm tội mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Điều Khoản phù hợp quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thứ hai, cấu thành tội vu khống
Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Tội vu khống:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền….”
Nếu chị A xác định những hành vi mà bố chồng và chú chồng bạn đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm của chị A thì chị A có thể đến cơ quan công an xã nơi bạn đang cư trú để trình báo về sự việc để được giải quyết, bạn cũng có thể cung cấp thêm có thêm các đoạn băng ghi âm hoặc người làm chứng hoặc xác nhận của những người biết rõ vụ việc của mình…(nếu có).
Trường hợp những hành vi trên chưa cấu thành tội phạm thì chị A có thể bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chị A có thể tham khảo quy định sau:
“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Nếu bố chồng và chú chồng bạn có hành vi xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của bạn nhưng tính chất chưa nghiêm trọng thì bạn có thể viết đơn gửi Tòa án nhân dân quận huyện nơi bố chồng và chú chồng bạn đang cư trú để yêu cầu Tòa án bác bỏ những thông tin sai sự thật đã gây ảnh hưởng xấu đến nhân phẩm và danh dự của mình, yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra.
---
3. Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Câu hỏi:
Tôi hiện đang công tác trong ngành bưu chính viettel , trước đây 1 tháng trong khi khai thác hàng hóa chúng tôi đã để xót 1 kiện hàng trên xe .khi chúng tôi phát hiện thiếu đã gọi điện cho lái xe và lái xe xác nhận hàng ở trên xe chiều xe quay đầu trở về sẽ giao lại kiện hàng đó. Và chúng tôi có báo lại cho giám đốc. Buổi chiều giám đốc có triệu tập 1 cuộc họp khẩn trong cuộc họp giám đốc có dùng những lời lẽ xúc phạm nhân viên, nói chúng tôi là 1 lũ ăn trộm, ví chúng tôi không bằng 1 đứa con gái 4 tuổi của anh ấy. Tôi đã quay lại đc đoạn clip đó. Vậy xin hỏi đó có phải hành vi vu khống và sỉ nhục người khác không ạ .xin văn phòng luật tư vấn .tôi xin trân thành cảm ơn.
Trả lời:
Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Có được coi là tội làm nhục người khác?
>> Tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm thế nào? Gửi đơn ở đâu?
>> Khởi kiện bồi thường danh dự, nhân phẩm
Trong trường hợp này nếu như phía giám đốc có những hành vi bịa đặt xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của anh/chị thì anh/chị có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại tương ứng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất