Phạm Việt Hằng

Hành vi giả mạo chữ ký, ấn chỉ có bị xử lý hình sự không?

Hiện nay, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều bằng rất nhiều hình thức như giả mạo chữ ký, làm sai lệch hồ sơ giấy tờ…tuy nhiên mức xử phạt đối với hành vi này còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những quy định về khung hình phạt đối với hành vi này, để hiểu hơn anh/chị có thể tham khảo bài tư vấn sau:

1. Tư vấn về hành vi giả mạo chữ ký giấy tờ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi giả mạo chữ ký, làm sai giấy tờ là trái với quy định pháp luật, do đó khi gặp phải trường hợp này anh/chị cần nắm rõ những quy định riêng về pháp luật liên quan đến hành vi này để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc anh/ chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho anh/chị những thắc mắc của mình.

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, anh/chị vui lòng gửi câu hỏi hoặc gọi đến Luật Minh Gia để được hỗ trợ và bên cạnh đó anh/chị có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

2. Xác định hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và khung hình phạt

Câu hỏi tư vấn: Chào Luật Minh gia! Xin tư vấn cho tôi với ạ: Giám đốc của 1 công ty làm khống các thủ tục về đền bù đất đai như: giả chữ ký, ấn chỉ khi nhận tiền đền bù đất, hoa màu.( các hộ dân thực tế là chưa nhận). Sau đó, được Sở TNMT cấp giấy chứng nhận QSD đất cho dự án. Ông ấy sử dụng giấy chứng nhận qsd đất để lừa nhiều doanh nghiệp góp vốn. Vậy, vị giám đốc vi phạm luật như thế nào, tội danh gì? Xin cám ơn nhà luật! 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của anh/chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, Về hành vi giả mạo chữ ký, ấn chỉ

Từ những thông tin mà bạn cung cấp, người giám đốc này có hành vi giả mạo chữ ký ấn chỉ khi nhận tiền đền bù và thực tế người dân vẫn chưa nhận được số tiền này, xét thấy đối với hành vi này nếu người giám đốc dùng việc giả chữ ký, ấn chỉ nhằm chiếm đoạt số tiền đền bù này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể:

Hành vi giả mạo chữ ký và giấy tờ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ Luật Hình Sự 2015:

“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Để xem xét khung hình phạt cho tội này cần căn cứ vào yếu tố người giám đốc có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt phần tiền đất đền bù của người dân hay không? Giá trị tài sản là bao nhiêu? Có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ không? Sau đó mới có thể xác định rõ được khung hình phạt cụ thể.

Thứ hai, Về hành vi góp vốn bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Về bản chất việc người giám đốc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng theo quy định pháp luật vì trên giấy tờ đã thể hiện người này đã thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình, nên việc người giám đốc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư là đúng theo quy định của pháp luật.

 Tuy nhiên việc biết rằng đã làm giả các loại giấy tờ về bồi thường để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp khác, thì trong trường hợp này nếu các cơ quan nhà nước có thầm quyền vào cuộc điều tra thì dự án này sẽ không thể thực hiện được do bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nêú hành vi này nhằm để lừa đảo số tiền mà các doanh nghiệp góp vốn vào dự án có thể xem xét hành vi trên là lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên nếu hành vi trên của người giám đốc chỉ dừng lại ở việc muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kêu gọi đầu tư để thực hiện dự án này thì trách nhiệm của người giám đốc chỉ dừng lạị ở trách nhiệm dân sự khi giao dịch dân sự có yếu tố lừa dối thì sẽ bị tuyên vô hiệu và hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Cụ thể theo Điều 127 Bộ Luật Dân Sự 2015, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép

 “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”

Khoản 1 Điều 131 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”. Như vậy, khi hợp đồng vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ các bên không được pháp luật thừa nhận.

Nếu hợp đồng mới thực hiện thì các bên không thực hiện nữa và nếu đã thực hiện thì không tiếp tục thực hiện và các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân Sự 2015, “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”.

Trong trường hợp này hợp đồng góp vốn giữa người giám đốc và các doanh nghiệp sẽ vô hiệu hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, người giám đốc sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo