LS Trần Liên

Hành vi cầm cố tài sản mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu

Người bạn trai thuê xe sau đó thiếu tiền nên đã mang cầm cố thì trách nhiệm như thế nào?

 

Nội dung câu hỏi:

 bạn trai em vào năm 2013 sống ở hà nội có thuê xe ô tô con trị giá khoảng 350 triệu đi công việc nhưng vì do mua đất dai bị thua lô nợ đòi nhiều, bí quá đã đưa xe thuê nói trên đi cầm lấy 50 triệu để trả nợ với ý định là mấy ngày sau thu được tiền hàng sẽ chuộc lại. Nhưng mới cầm được vài bữa do xe có định vị nên chủ xe biết xe bị cầm nên đã đến chỗ cầm cố lấy lại xe. Và báo công an. Lúc này bạn trai em ra khỏi địa phương mấy ngày nên công an có gọi lên thì gia đình bạn em có lên. Và đồng thời lúc này đất bạn em mua bị giải tỏa trắng.Bạn trai em vì muốn lạp nghiệp lại để trả nợ và kiếm tiền về trả tiền cầm cố xe cho bên cầm cố vì cũng quen biết" phải nói là bên cầm cố biết xe mượn nhưng vẫn cầm vì chỗ quen biết xem như cho vay nóng". Nhưng thời gian vào nam lập nghiệp dc 2 năm đang cố gắng trả một số khoản nợ họ hàng trước và định cuối năm nay về trả tiền cho nhà cầm cố. Nhưng chưa kịp nghỉ tết để về thì sáng nay ngày 32/12 âm lịch bị  bắt với tội danh " lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". hiện đang bị tạm giam chờ điều tra.vậy với những gì em nêu trên thì bạn trai em sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Và trong thời gian tạm giam có được thăm không ạ? 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về hành vi sử dụng tài sản của người khác đi cầm cố mà không có sự đồng ý của họ thì có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hậu quả pháp lý khi cầm cố tài sản thuê không có sự đồng ý

 

Thứ hai, về vấn đề thăm nuôi người thân đang trong quá tình tạm giữ, tạm giam:

 

Theo Điểm d Khoản 4 Điều 1 Nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ, tạm giam  ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP, như sau:

 

"Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ ".

 

Căn cứ vào quy định trên, thì việc gặp người thân đối với người bị tạm, tạm giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Do đó, nếu việc gặp người thân có ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì cơ quan công an có quyền không cho người bị tạm giam tiếp xúc với người thân.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

CV. Trần Liên - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo