Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Gửi đơn ly hôn tới đâu khi một người ở nước ngoài?

Luật sư cho em hỏi về hồ sơ ly hôn khi có một bên đang ở nước ngoài, trường hợp ly hôn đơn phương khi người còn lại đang ở nước ngoài, không đồng ý ly hôn và xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn và các vấn đề khác liên quan, nội dung cụ thể như sau:

1. Một bên đang ở nước ngoài muốn ly hôn nộp đơn ở đâu?

Câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi về hồ sơ ly hôn khi có một bên đang ở nước ngoài như sau: Em có một người anh đã có vợ và con gái 2 tuổi Tuy nhiên trong gia đình có 1 số khúc mắc chị dâu em đã bỏ nhà sang Nước ngoài được hơn một năm và không liên lạc gì với gia đình nữa. Nay anh trai em muốn ly hôn thì phải gửi đơn tới đâu?

Gần đây, khi anh em đưa đơn lên tòa án nhân dân huyện thì tòa án trả lời là không thụ lý đơn của anh em do liên quan tới yếu tố vượt biên trái phép nên phải gửi đơn lên tòa án nhân dân tỉnh mới có đủ thẩm quyền mà không cho e một giấy tờ gì cả. Em sợ mag lên Toàn án nhân dân tỉnh là vượt cấp nên không biết làm thế nào. nhưng khi em đọc trong luật hôn nhân và gia đình không thấy nhắc gì tới vấn đề này. em mong quý công ty tư vấn giúp đỡ anh em về thủ tục và các điều luật liên quan tới vấn đề này để giả quyết triệt để. Em mong nhận được tư vấn sớm nhất từ quý công ty.   Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin chúng tôi được cung cập thì hiện bạn đang băn khoăn về vấn đề ly hôn của anh trai mình trong trường hợp chị dâu hiện đang cư trú tại Nước ngoài.

Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:

“1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”

Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Huyện như sau:

“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Trong trường hợp này, hiện chị dâu anh đang cư trú tại Trung Quốc dù là vượt biên trái phép hay không đều đã có liên quan tới yếu tố nước ngoài, vì vậy việc không thụ lý đơn khởi kiện ly hôn của Tòa án nhân dân huyện đối với trường hợp ly hôn của anh trai anh là hoàn toàn đúng pháp luật. Và với trường hợp của anh trai anh thì Tòa án có thẩm quyền để thụ lý là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Vì thế anh trai anh nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân tỉnh mà không cần có giấy chuyển hồ sơ hay giấy tờ khác do Tòa án nhân dân huyện cấp.

2. Ly hôn đơn phương với chồng đang ở nước ngoài quy định thế nào?

Câu hỏi: Chào luật Minh Gia. Cho em xin hỏi em lấy chồng năm 2011 tụi em đăng ký kết hôn . Thời gian chung sống với nhau rất ít vì trước đó chồng em đi lao động nước ngoài. Về lấy nhau rồi sang lại. Từ năm 2012 đến 2013 có chu cấp it cho vợ nhưng sau này em đi làm thi thôi ko còn chu cấp nữa. Vợ chồng nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên bế con về nhà ngoại sống từ năm 2015 đến nay. Em quê ở Nha Trang chồng em quê ở Thái Bình giờ em muốn làm giấy ly hôn đơn phương thì phải làm như thế nào ạ? Chồng em giờ là người bắt hợp pháp ở nước đang lao động. Ko có địa chỉ và liên lạc được. Em có thể làm đơn ở Nha Trang được ko ah. Vì đi lại và điều kiện em ko có.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

---

3. Kéo dài thời hạn giải quyết ly hôn khi đang ở nước ngoài quy định thế nào?

Câu hỏi: Kính thưa luật sư! Em gái em ở nghệ an lấy chồng Bắc Giang năm 2009 và năm 2010 thì sinh được 1 cháu gái, nhưng trước năm 2009, 2 vợ chồng em gái em đi xuất khẩu lao động, từ đó tới nay làm gửi tiền về để bố chồng mua đất, xây nhà và đến 2014 thì chồng về nước trước.   Khi ở nhà em rể em có bồ đến tháng 04/2016 thì em gái em biết, sốc việc đó nên trong khi làm việc em gái em đã bị tai nạn hiện tại chưa đủ sức khỏe để đi làm, nhưng ở VN bên nhà chồng làm đơn ly hôn vì bồ của em rể em đang mang thai con trai.   Hiện tại em gái em chỉ liên lạc với gia đình chồng bằng điện thoại và chưa nhận được một thông báo triệu tập nào của tòa án, nhưng em rể em nói tòa án Bắc giang vẫn giải quyết đơn phương ly hôn cho em rể em được, vì rất nhiều lý do như quyền nuôi con, tài sản hồi giờ em gái em làm,…nên mong luật sư cho em hỏi giờ em gái em phải làm gì để trì hoãn việc ly hôn đến khi em gai em về nước?   Và khi ly hôn thì em rể em lấy vợ khác em gái em có quyền nuôi con không?   Tài sản hồi giờ em gái em gửi về cho bố chồng mua 4 lô đất, xây nhà lầu mặt tiền thì m gái em có được chia không?   Em rể em đang phạm luật hôn nhân nếu giờ em gái em gửi đơn kiện mà không có mặt tại địa phương có được không?....Trân Trọng cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn  đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

>> Về vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn

Hiện tại em gái bạn đang làm việc tại nước ngoài nên nếu không có sự hợp tác của em gái a/c thì việc giải quyết ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn, thời hạn giải quyết ly hôn kéo dài ( có thể vượt quá thời hạn 6 tháng). Hơn hết em gái bạn nên nhanh chóng về nước để giải quyết tất cả các vấn đề về quyền ly hôn, quyền nuôi con và chia tài sản chung vợ chồng.

Về tài sản chung, cần làm rõ các bất động sản hiện tại đang được đứng tên ai? và cần chứng minh được tiền dùng để mua các tài sản đó là do em gái bạn gửi về. Trường hợp những tài sản này đứng tên bố mẹ chồng thì em gái bạn sẽ rất khó khăn để chứng minh đây là tài sản chung của gia đình và có công sức đống góp của mình. Nếu các tài sản nói trên đã được đứng tên cả 2 vợ chồng hoặc một mình người chồng thì đây vẫn có cơ sở xác định là tài sản chung vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi và có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. 

Về quyền nuôi con, thì cháu bé sinh năm 2010 tính đến 2017 nếu cháu đã đủ 7 tuổi thì việc ai là người trực tiếp nuôi con sẽ ưu tiên theo nguyện vọng của cháu. Người không trực tiếp nuôi dưỡng có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. 

---

4. Ly hôn khi chồng cũ không đồng ý ly hôn giải quyết thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Quý công ty! Hiện vợ tôi và chồng cũ chưa ly hôn, có 1 con trai chung.Tôi và vợ đã chung sống với nhau 4 năm, có thêm 1 con gái.Hiện tại chúng tôi chưa khai sinh được cho cháu vì còn vướng thủ tục ly hôn kia, trong khi tôi muốn đứng tên Bố trong giấy khai sinh.Cho tôi hỏi việc xử lý thủ tục ly hôn đơn phương khi không được chồng cũ đồng ý giải quyết đc ko? Vợ tôi có HK ở huyện Gia Lâm, HN Chồng cũ của vợ có HK ở Hải Dương. Tôi muốn giải quyết êm đẹp, vì người chồng cũ kia ko muốn giải quyết cũng vì muốn giấu chuyện với gđ và địa phương. Vợ tôi cũng ko muốn giải quyết việc này công khai. Cho tôi hỏi việc xử lý này trọn gói hết bao nhiêu? Cần chuẩn bị giấy tờ gì? (người chồng cũ kia cứ coi như không gặp được, không liên lạc được, và cũng không đồng ý ký gì cả, tài sản chung không có gì hết, chỉ có 1 con trai chung - đang sống cùng vc tôi - như tôi đã nói ở trên). Mong phản hồi từ Quý công ty!

Trả lời: Chào bạn, với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn

>> Thủ tục ly hôn vắng mặt khi tòa mời người chồng cố tình không đến?

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Trên đây là nội dung tư vấn về: Gửi đơn ly hôn tới đâu khi một người ở nước ngoài? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169