Phương Thúy

Góp vốn vào công ty cổ phần cần có điều kiện, thủ tục gì?

Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng điều này thể hiện bước tiến của sự phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, để được thành lập doanh nghiệp, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải đáp ứng các điều kiên nhất định theo pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, việc góp vốn, rút vốn, chuyển quyền sở hữu vốn trong công ty cũng đang nhận được nhiều quan tâm. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Muốn chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên có được không và nếu chuyển đổi được thì trình tự, thủ tục như nào?

- Muốn rút vốn khỏi công ty thì có cần sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty cổ phần không?

-Cổ đông trong công ty cổ phần chết thì số vốn đó xử lý như nào?

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Góp vốn vào công ty cổ phần cần có điều kiện, thủ tục gì?

Nội dung câu hỏi: Chào các anh/chị tổ tư vấn Công ty Luật Minh Gia! Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi như sau: Hiện nay có một người bạn là giám đốc công ty cổ phần đề nghị tôi góp vốn là tiền mặt vào công ty của anh ta. Tôi xin được hỏi một số vấn đề sau: - Điều kiện và thủ tục để hai bên thỏa thuận góp vốn? - Có điều khoản nào đảm bảo cho tôi có thể góp vốn có thời hạn nhất định rồi sau đó rút 100% vốn ra được không? - Trong trường hợp tranh chấp xẩy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn thì tôi cần phải làm gi?- Hiên tại anh bạn đang đề xuất lãi trả định kỳ hàng tháng như vậy có phù hợp không.  Tôi  nên làm để đảm bảo quyền lợi tối đa khi góp vốn. Xin chân thành cảm ơn
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo khoản 13 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về góp vốn như sau:

“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.

Như bạn trình bày, người bạn của bạn đang có ý đề nghị bạn góp vốn là tiền mặt vào công ty của anh ấy, đây là công ty cổ phần đã được thành lập, việc góp vốn vào công ty cổ phần là tự do, không phụ thuộc vào ý chí của các cổ đông khác, vậy nên, điều kiện để góp vốn vào công ty cổ phần chỉ là sự tự nguyện.

Để làm thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty, bạn phải thực hiện các thủ tục như sau:

1. Định giá tài sản.

2. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty với phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư, hồ sơ bao gồm:

Thông báo thay đổi vốn điều lệ;

Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ

Biên bản họp ĐHĐCĐ về việc thay đổi vốn điều lệ

Giây tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới

Giấy tờ tùy thân của thành viên mới

Giấy đăng ký kinh doanh

3. Chuyển quyền sở hữu tài sản.

4. Cấp giấy chứng nhận.

Về thời hạn góp vốn, muốn rút 100% vốn ra khỏi công ty, bạn và công ty chỉ cần thoả thuận về thời hạn góp vốn và quy định trong hợp đồng giữa hai bên.

Nếu không có thoả thuận trong hợp đồng mà muốn rút 100% vốn ra khỏi công ty, bạn có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:

Một là, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Vì khi góp vốn vào công ty, bạn trở thành cổ đông phổ thông của công ty, và cổ đông phổ thông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác ( trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần)

Hai là, yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

"Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu."

Như vậy, công ty phải mua lại cổ phần của bạn theo yêu cầu của bạn trong trường hợp bạn biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, sẽ ưu tiên sự thoả thuận giữa hai bên trước theo quy định tại Điều 317 Luật Thương Mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp như sau:

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Như vậy, nếu hai bên không thể giải quyết chanh chấp bằng thoả thuận, bạn và công ty có thể chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian hoà giải; trường hợp không thể hoà giải bằng hình thức này thì hai bên sẽ giải quyết tại Trọng tài hoặc toà án.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo