Cao Thị Hiền

Giết người, chặt xác, phi tang bị xử lý thế nào?

Quyền được sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua quyền được sống của con người đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Điển hình là các vụ án giết người, chặt xác, phi tang là vấn đề nhức nhối trong xã hội và khiến cho mọi người cảm thấy ghê rợn. Vậy, kẻ giết người, chặt xác, phi tang có bị tử hình không? Bài viết dưới đây của Luật Minh Gia sẽ giải đáp.

1. Giết người, chặt xác, phi tang có thể bị truy cứu về tội danh gì?

Phi tang được hiểu là việc làm biến đổi sự vật cho khác biệt với hình thức ban đầu để lẩn tránh việc làm sáng tỏ sự thật. Phi tang là hành vi của người phạm tội thủ tiêu tang vật nhằm tránh nguy cơ bị phát giác tội phạm. Hành vi giết người, chặt xác, phi tang có thể đối tượng sẽ bị truy tố cả hai tội là tội giết người; tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.

Hành vi giết người, chặt xác, phi tang chỉ bị truy tố một tội danh là giết người với khung hình phạt tăng nặng là thực hiện tội phạm một cách man rợ. Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội giết người như sau:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.”

Theo quy định này, hành vi giết người, chặt xác, phi tang có thể bị truy tố theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự với tình tiết giết người bằng cách thực hiện tội phạm một cách man rợ với khung hình phạt cao nhất mà người thực hiện hành vi phạm tội phải đối diện là tử hình. Có thể hiểu thực hiện tội phạm một cách man rợ là trường hợp giết người làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như: mổ bụng, moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, tra tấn cho đến chết...Các hành vi này thường được người phạm tội thực hiện trước khi nạn nhân chết.

Ngoài ra, nếu sau khi giết người, người phạm tội có hành vi chặt xác, phi tang của bị hại thì hành vi này có thể bị truy cứu thêm về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm…”

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm thi thể của người đã mất thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt cao nhất của tội này lên đến 7 năm tù.

2. Cấu thành của tội giết người

Khách thể của tội phạm: quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Chủ thể của tội phạm:  Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là chủ thể thường, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Pháp luật hình sự quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi: dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống. Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Hành vi hành động là người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác. Hành vi không hành động là hành vi người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ mình pahir làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

Hậu quả: tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.  Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả chết người nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn