Nguyễn Ngọc Ánh

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con gồm những gì?

Chào luật sư, cho e hỏi về điều kiện nuôi con cần những giấy tờ chứng mình gì, cụ thể như sau: Hiện tại em đang có 1 đứa con 3 tuổi rưởi, gần đây vợ chồng em hay cải vã nhau, em là người lam việc xã hội nên việc giao tiếp rất nhiều trong khi đó chồng em luôn ghen tuông và buộc em vào tội ngoại tình nên thường xuyên xúc phạm và cản trở công việc của em,

Em là cán bộ bán chuyên trách thu nhập chỉ có 2,5 triệu đồng/ tháng, và chỉ có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, còn chồng em là cán bộ hợp đồng lương tháng 3 triệu đồng/ tháng và đã có bằng đại học. Chồng em thường bỏ bê nhà cửa đi cờ bạc với bạn bè, lại hay kiếm cớ đánh đập em nữa, nếu em ra tòa ly hôn thì e có quyền nuôi con không và căn cứ xét xử về quyền nuôi con thế nào? khi mà cả lương lẫn bằng cấp của em vẫn thua chồng. Cảm ơn luật sư tư vấn!

1. Tư vấn: Chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của chị như sau:

- Về điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục sau khi ly hôn như sau:

Xem trích dẫn quy định pháp luật"

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và như chị trình bày con của anh chị đã 3,5 tuổi, nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn mà hai bên đều tranh chấp người trực tiếp nuôi con thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét các điều kiện của mỗi bên để xác định chính xác người có khả năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con.

- Căn cứ để giao người trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn

Các điều kiện không được hướng dẫn cụ thể, nhưng qua thực tế xét xử thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét các điều kiện sau:

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không?)

+ Thời gian làm việc (Bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không?)

+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ giành cho con.

+ Hành vi của cha mẹ (Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ).

Như vậy, thu nhập hàng tháng như chị đề cập phía trên chỉ là một trong những điều kiện để Tòa án xem xét yêu cầu  của các bên. Hơn nữa, chồng chị còn thường bỏ bê nhà cửa đi cờ bạc với bạn bè nên đây sẽ là tình tiết có lợi để bạn có quyền trực tiếp nuôi con.

- Về cấp dưỡng nuôi con

Chúng tôi có thể lưu ý với bạn rằng, khi vợ và chồng ly hôn thì chỉ chấm dứt  quan hệ hôn nhân, về con chung thì các bên đều có nghĩa vụ đảm bảo cuộc sống cho đứa con đó, tức bên nào không trực tiếp nuôi con sẽ phải cấp dưỡng cho con. Đây là nghĩa vụ của một trong hai bên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người con.

Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định như sau:

"Xem trích dẫn quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng"

---

2. ​Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn

Câu hỏi:

Kính thưa luật sư em năm nay 17 tuôi vẫn còn đi học nhà có hai chị em là em và em gái. Mẹ em muốn li hôn với ba em nhưng em không muốn hai chị em xa nhau đứa phải theo mẹ đứa phải theo ba. Em gái mới được 10 tuổi thôi.Em múôn xin tòa cho em được nuôi em gái để không đứa nào phải theo ba mẹ nhưng không biết có được không?Mong luật sư trả lời giúp e quy định pháp luật về trường hợp này. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, như sau:

Xem trích dẫn quy định"

Như vậy, sau khi ly hôn thì bố và mẹ bạn có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên.  Cả bạn và em gái bạn đều là người chưa thành niên, nên việc nuôi dưỡng hai bạn là nghĩa vụ của bố mẹ bạn. Bạn chưa đủ 18 và chưa độc lập về kinh tế nên bạn sẽ không có quyền một mình nuôi dưỡng em bạn.

Mặt khác cả hai chị em bạn đều đã trên 7 tuổi. Bởi vậy 2 chị em bạn có quyền lựa chọn người sẽ nuôi dưỡng mình. Vậy nên hai chị em bạn sẽ không phải xa nhau nếu quyết định cả hai chị em cùng chung sống với bố hoặc mẹ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169