Giành quyền nuôi con ngoài giá thú theo quy định pháp luật thế nào?
Vì gia đình nhà em gái lại muốn giành quyền nuôi và có ý định cho đi đứa bé để nhận 40tr. Trước gia đình đã từng cho 1 đứa bé trai con thứ hai của em tôi và nhận 20 triệu. Giờ đứa bé thứ 3 này ra đời, cha nó là em trai tôi . Xin cho tôi biết tôi phải làm thế nào để e trai tôi giành được quyền nuôi dưỡng đứa bé. Tôi cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
Mặc dù hai em của bạn chung sống với nhau như vợ chồng – không đăng kí kết hôn, giữa hai em của bạn không phát sinh quan hệ vợ chồng nhưng hai người sẽ có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ. Em gái (người sống chung với em trai bạn) đã mất như vậy quyền nuôi dưỡng, chăm sóc đứa con chung (con trai) sẽ thuộc về em trai bạn.
Trong trường hợp này, gia đình em gái bạn muốn giành quyền nuôi và có ý định cho đứa bé để nhận 40 triệu là trái pháp luật. Em bạn nên yêu cầu gia đình nhà gái giao đứa trẻ cho em bạn vì em bạn là bố đẻ có đứa trẻ và hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Thứ nhất, việc “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên…” là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (khoản 2 Điều 69). Theo Điều 104, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên khi cháu “không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”, đồng thời người cháu không có anh chị em nuôi dưỡng nhau.
Thứ hai, cha mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 như sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Do đó, nếu em bạn không thuộc các trường hợp trên thì không ai có quyền hạn chế quyền của bạn đối với con bạn.
Về thủ tục để yêu cầu Tòa án xác định quyền nuôi dưỡng con:
Bạn cần phải làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án xác nhận con để được quyền nuôi dưỡng con, kèm theo giấy khai sinh của con bạn. Nếu trong giấy khai sinh chưa ghi tên bố là bạn thì có thể bạn cần phải cung cấp chứng cứ chứng minh bạn là cha của đứa trẻ. Nếu không có gì để chứng minh bạn là cha của đứa trẻ thì có thể bạn sẽ phải làm xét nghiệm AND.
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
"1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định...;
....
Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định ...;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định...;"
Em bạn nên làm đơn khởi kiện nên Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi em trai bạn đang cư trú hoặc nơi cư trú của gia đình em gái bạn để yêu cầu Tòa án xác định cha cho con để giành quyền nuôi dưỡng đứa bé.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất