Trần Tuấn Hùng

Giành quyền nuôi con khi không đăng kí kết hôn

Luật sư tư vấn về trường hợp kết hôn với người khác mà không biết người đó đã có vợ và việc giành quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn. Cụ thể như sau:

Chào Luật sư ! Kính mong luật sự tư vấn trường hợp của em. Em có quen với một người có vợ và một con nhưng khi quen là ănh nói vợ chồng ảnh đã ly dị và ảnh một mình nuôi con. Sau đó e về sống chung và có con năm 2013, do khi sống 2 năm mà không thấy vợ anh nói gì và gia đình cũng chấp nhận nên em không nghi nghờ gì. Đến khi không thể làm giấy khai sanh cho con e mới vở lẻ ra là anh chưa ly hôn với vợ trước. Anh ấy có làm đám cưới với em và trong quá trình sống chung vợ anh không quay về. Sau khi đam cuoi voi em anh vẫn qua lại với vợ trước và sanh thêm một đứa con năm 2016. Ép em chấp nhận cảnh chồng chung. Do không chịu nổi nên e quyết định kết thúc nhưng anh ấy tìm mọi cách bắt con e lại. Vì em không có đăng ký kết hôn và anh đã xét nghiệm ADN và là cha hợp pháp của con em nên em sợ sẽ thua. Hiện tại ảnh vẫn sống chung với vợ trước bình thường. Vì vợ trước anh từng ngoại tình nên chấp nhận quay về và chịu cảnh chồng chung vì con. Em muốn kết thúc và giành quyền nuôi con chứ không muốn thua ảnh gì hết. Em có nghe nói nêu thưa ra e cũng có tội nên e sợ không dám nộp đơn. Ảnh thường xuyên nhậu nhẹt. Lúc thì giao con cho em lúc lại giành lại làm bé không ổn định. Em không cho gặp thì điện thoại nhắn tin đe doạ giết em. E vẫn còn giữ tin nhắn đó. Hiện tại ảnh đang giữ con em không cho gặp em. Lúc sống chung gia đình em lại cho anh mượn 200 triệu làm ăn nhưng không có làm giấy. Hiện tại em sợ thua ra em mất số tiền đó và có tội vi phạm luật hôn nhân gia đình. Em không biết cách nào để giành con lại. Do em phải đi làm nên có đem về ngoại chăm sóc anh lại can thiệp không đồng ý và bắt về. Nhưng thật sự giờ em chỉ muốn bắt con về và sống yên ổn. Mong luật sự giúp em.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

Thứ nhất, bạn có phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng không ?

Căn cứ Điều 147, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:

"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Chỉ cấu thành tội trên khi biết rõ một người có chồng hoặc vợ mà còn có hành vi sống chung như vợ chồng hoặc kết hôn với người đó và như vậy bạn sẽ không phạm tội này vì bạn không biết rõ là người bạn đang chung sống như vợ chồng có vợ vì họ cố tình giấu.

Thứ hai, bạn có thể giành quyền nuôi con không?

Căn cứ Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

"Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."

Tương tự như trường hợp hai vợ chồng có đăng ký kết hôn việc giành quyền nuôi con của bạn cũng được giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Như vậy, khi yêu cầu Tòa án giải quyết với trường hợp của bạn con bạn đã được 4 tuổi thì bên nào chứng minh được mình điều kiện tốt hơn để cho con phát triển về mọi mặt thì sẽ được trực tiếp nuôi con, bạn có thể chứng minh thu nhập, môi trường gia đình hòa hợp và có thể đưa ra các chứng cứ về việc chồng bạn thường xuyên nhậu nhẹt, không quan tâm, chăm sóc con cái, có hành vi đe dọa giết bạn... để làm những căn cứ chứng minh mình có thể nuôi con tốt hơn chồng.

Còn số tiền gia đình bạn đã cho vay thì có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên tại Tòa án nhân dân huyện/quận nơi người đó đang cư trú để được giải quyết, nếu không có bất cứ giấy tờ gì khi giao tiền thì có thể có người làm chứng để chứng minh việc vay là có thật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169