Giải đáp vướng mắc về ly hôn và giành quyền nuôi con

Kính chào Luật Minh Gia! Mình có nhu cầu được tư vấn về việc ly hôn và quyền nuôi con. Cụ thể như sau:2 vợ chồng mình kết hôn năm 2012. Hiện tại có 2 cháu trai. 1 cháu 4 tuổi và 1 cháu 4 tháng tuổi. Cuộc sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn vì những lý do và bằng chứng như sau:_ chồng ít trách nhiệm với con, rất ít khi dành thời gian cho con (trên fb của mình đăng tải nhiều thông tin, clip về việc chỉ có mấy mẹ con sô

 

Thường xuyên rượu chè, lô đề. Thậm chí bán xe. hồng ngoại tình (có các bằng chứng về tin nhắn) chồng bạo lực (tuy số lần đánh k nhiều nhưng đã có lần bạn bè, mẹ ruột, e gái ruột mình thấy) chồng có thái độ cư xử k tôn trọng bố mẹ vợ (chửi bố mẹ ngoài đường)Tháng 10/2016, vc mình đã có ý định thuận tình ly hôn. Lúc đó, vc mình đã làm đc 1 cam kết về việc chồng nợ tiền mình và thỏa thuận cho mình nuôi cả 2 con có chữ ký cả 2 bên. Thế nhưng vì bố mẹ hòa giải nên lần đó đã k ly hôn. Nhưng cuộc sống vẫn k có tiến triển. Chồng mình vẫn k có sự thay đổi nên mình muốn ly hôn tgian này. Vấn đề là hiện tại chồng kô đồng ý thỏa thuận ly hôn và đòi nuôi 1 đứa con. Mà mình thì thật sự muốn nuôi cả 2. Hoàn cảnh về gia đình vs bản thân: Chồng: bố mẹ ở Sơn La, gđình bình thường, đủ ăn. Chồng đi làm tại cơ quan quân đội. Lương trước tầm hơn 6 triệu 1 tháng nhưng rất hay bị khiển trách, kiểm điểm vì thái độ làm việc. Gần đây bị kỷ luật vì nghỉ vô tổ chức. Vợ: bố mẹ ở Hà nội, gđình khá giả hơn nhà chồng. Mình đi làm cơ quan nhà nước. Lương gần 6 triệu 1 tháng. Luôn được nhận xét tốt về công việc. Mình muốn nhờ Luật Minh Gia tư vấn các vấn đè sau:1. Tờ cam kết từ tháng 10/2016 về việc nuôi con và nợ có giá trị sử dụng gì cho lần này không?2. Hoàn cảnh 2 vc như vậy có đủ đảm bảo cho mình được qưyèn nuôi cả 2 bạn không? Xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

 

Điều 81 Luật HN & GĐ quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

 

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

 

Điều 81 Luật HN&GĐ 2014 quy định trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, vợ và chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

 

Tuy nhiên, việc thỏa thuận của hai vợ chồng phải xuất phát từ ý chí tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con và phải xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án. Tháng 10/2016, trước khi ly hôn, chồng của chị đã cam kết để chị nuôi cả 02 cháu nhỏ nhưng ý chí chủ quan của người này đã thay đổi nên không có giá trị bắt buộc Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con cho chị. Dù vậy, cam kết được lập vào tháng 10/2016 sẽ là tài liệu để tòa án xem xét giải quyết tranh chấp nuôi con giữa hai vợ chồng nên chị cần cung cấp tài liệu trên tới TAND có thẩm quyền.

 

Để giành được quyền nuôi con, chị cần chứng minh được mình có đầy đủ khả năng để trực tiếp trông nom, chăm sóc, đáp ứng đầy đủ cho các con về mọi mặt. Bên cạnh đó, cùng cần đưa ra căn cứ chống lại người chồng để TAND xem xét quyết định.

 

Chị có thể tham khảo thêm tại bài viết theo đường dẫn sau: Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn

 

Ngoài ra, giấy tờ cam kết nợ được lập giữa hai vợ chồng vẫn có giá trị khi giải quyết tại tòa. Tuy nhiên, để Tòa án chấp nhận yêu cầu, căn cứ Điều 6 BLTTDS 2015 thì chị cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc vay mượn là có thật, và chồng phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền trên.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169