Giá trị pháp lý của giấy khai sinh và quyền yêu cầu chia tài sản của con ngoài giá thú.
Còn một căn nhà nữa là sau khi mẹ em mất ba em mới xây nhưng căn nhà đó và ở với người vợ sau và đứa con riêng (thứ 1). Sau này ba em có thêm 1 đứa con riêng nữa (đứa thứ 2: giấy khai sinh có tên ba em). Hiên tại ba em đăng bị bệnh thì đứa con riêng (thứ 2) được người mẹ xúi dục đòi chia tài sản với em. Vậy nó có được chia tài sản với em hay không, và 2 căn nhà của ba em thì được chia như thế nào? Trông khi đứa con riêng (thứ 1) được bên nội em thừa nhận mà đứa con riêng (thứ 2) không được thừa nhận, và ba em không phủ nhận cũng không khẳng định đó có phải là con của ba em hay không? Hiện tại đứa con riêng (thứ 2) làm đơn thưa gia đình em, thì pháp luật có giải quyết được hay không? Nhờ luật sư giải đáp giúp em!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, giá trị pháp lý của giấy khai sinh.
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân bao gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh; Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Cha bạn có đứng tên trên giấy khai sinh của hai người con riêng, theo đó cha bạn là cha hợp pháp của hai người này. Mối quan hệ cha con được pháp luật công nhận không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ và việc gia đình bạn có thừa nhận con riêng (con ngoài giá thú) của cha bạn hay không.
Theo Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con có quy định không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc trên cơ sở tình trạng hôn nhân. Do đó, dù bố bạn có đăng kí hay không thực hiện đăng kí kết hôn với mẹ của người con riêng thứ nhất và mẹ của người con riêng thứ hai thì đều phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, quan tâm chăm sóc, giáo dục con.
Thứ hai, yêu cầu phân chia tài sản.
Theo thông tin bạn cung cấp: cha bạn có hai căn nhà một căn nhà là tài sản chung của mẹ bạn và hiện nay mẹ bạn đã mất. Do đó, căn nhà này sẽ được chia làm hai phần, mẹ bạn = cha bạn=1/2 quyền sở hữu căn nhà. ½ căn nhà của mẹ sẽ được xác định là di sản thừa kế của mẹ bạn. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản thừa kế bao gồm: bố mẹ, vợ chồng và các con của người mất. Đối chiếu với trường hợp của bạn thì những người được hưởng di sản thừa kế của mẹ bạn bao gồm: ông bà ngoại (nếu còn sống), bố bạn và bạn. Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau trong khối di sản thừa kế. Các bên có quyền thỏa thuận hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Phần tài sản của bố bạn = ½ căn nhà là tài sản chung với mẹ bạn + 1 phần di sản thừa kế do mẹ bạn mất để lại + căn nhà được hình thành sau khi mẹ bạn mất. Bố bạn sẽ có toàn quyền định đoạt đến tài sản trên: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… Do đó, việc bố bạn tặng cho hoặc để lại di chúc để lại tài sản cho ai là quyền của bố bạn, những người khác không có quyền can thiệp.
Hiện nay bố bạn vẫn còn sống, chưa thực hiện tặng cho hay lập di chúc do đó những người con riêng của bố bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản của bố bạn. Hai người con riêng chỉ quyền khởi kiện để yêu cầu cấp dưỡng đến khi thành niên (đủ 18 tuổi) trong trường hợp bố bạn không là người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế khi bố bạn mất mà không để lại di chúc.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời
Trân trọng!
Cv: Vũ Nga - Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất