Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Gia đình cấm không cho kết hôn con bỏ nhà đi xử lý thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi về việc con cái bỏ đi nơi khác do bị ngăn cản kết hôn như sau: Gia đình bạn tôi có đứa con gái (21 tuổi), nó yêu đứa con trai cùng tuổi nó. Gia đình tôi không chấp nhận 2 đứa nó lấy nhau, sau thời gian con tôi đã bị đứa con trai đó yêu và có thai và nó đưa con tôi đi nơi khác sống gần 1 tháng nay mà không biết chỗ nào. Gia đình tôi có có thể kiện họ được không? Xin luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi, xin cám ơn.

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia trả lời như sau:

Những căn cứ về điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;” 

Như vậy, nếu như con bác có đủ điều kiện kết hôn và không nằm trong những trường hợp cấm kết hôn thì bác không thể khởi kiện được.

Gia đình mình nếu không đồng ý mối quan hệ của con gái thì nên khuyên nhủ nhẹ nhàng, trong trường hợp con gái đã có quyết định thì gia đình nên tôn trọng quyết định của con. Vì đối với con gái bác đã 23 tuổi và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

- Các chế tài xử lý đối với hành vi sống chung như vợ chồng quy định thế nào?

Nội dung câu hỏi: Xin chào LS. Cho tôi xin ít thời gian trao đổi với LS. Vấn đề là tôi phát hiện vợ tôi có tư tình với người khác. Tôi cũng có bằng chứng cụ thể, vợ tôi cũng đã thừa nhận. Và đằng sau nguyên nhân vợ tôi tư tình với người khác một phần do mẹ vợ tôi tiếp tay, không khuyên can khi biết con mình đang làm việc trái đạo đức trái pháp luật vi phạm luật hôn nhân gia đình. Tôi và vợ tôi kết hôn được 5 năm con tôi được 4 tuổi. Do gia đình vợ tôi lâm vào cảnh nợ nần và bỏ đi làm ăn xa. Tôi thì vẫn ở để lại sắp xếp công việc. Vợ tôi đi cùng gia đình được hơn 1 tháng thì tôi phát hiện ra sự việc. Xin hỏi LS nếu ra tòa vợ và mẹ vợ tôi sẽ bị luật pháp xử như thế nào. Xin cám ơn !

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau: 

Căn cứ dựa trên thông tin cung cấp thì vợ bạn có phát sinh quan hệ ngoài luồng. Tuy nhiên, để xác định hành vi của vợ có căn cứ để bị xử lý theo quy định của pháp luật hay không thì cần xác định giữa vợ bạn và người kia có phát sinh quan hệ chung sống như vợ chồng hay không. Theo đó, hành vi chung sống như vợ chồng là  việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...

Như vậy, khi có căn cứ chứng minh vợ bạn chung sống như vợ chồng với người khác thì bạn có quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xử lý. Vợ bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/05/NĐ-CP  quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

’Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

....

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

Ngoài ra còn có thể bi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 nếu đáp ứng đủ dấu hiệu sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Trường hợp, vợ bạn chỉ phát sinh quan hệ ngoài luồng mà không có quan hệ chung sống bất hợp pháp với nhau thì chưa có căn cứ để bị xử lý theo quy định pháp luật. Đối với mẹ vợ bạn thì cũng chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Gia đình nghiêm cấm kết hôn, bỏ nhà đi xử lý thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo