Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Gây thương tích do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng

Hỏi: Trước tết, khi đang chơi ở quán thì có 3 thanh niên vác rựa vào tìm người đòi đánh. Chồng em và những người trong quán nói là không có người cần tìm trong quán. Sau đó nhóm thanh niên này gây gỗ với chồng em và 1 trong 3 thanh niên đuổi theo chồng em đánh và bị chồng em đánh lại gây thương tích 35%. Công an xã và huyện sau khi lấy lời khai nhiều lần đã nói sẽ xử theo khoản 3, như vậy là xử thế nào thưa luật sư? Trách nhiệm đến đâu mong luật sư tư vấn.



Gây thương tích do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng

Gây thương tích do vượt quá giớ hạn phòng vệ chính đáng

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn bị một nhóm người vào gây gổ rồi 1 trong 3 người ở nhóm đó dồn đánh chồng bạn. Sau khi dồn đánh chồng bạn thì người này bị chồng bạn đánh lại và gây tỉ lệ thương tật là 35%. Do bạn không cung cấp thông tin thời điểm đó người thanh niên đuổi theo chồng bạn có hành vi đáng chồng bạn như thế nào và chồng bạn có hành vi chống trả ở mức độ nào do đó chúng tôi chia thành các trường hợp sau:

 

Trường hợp thứ nhất, nếu người thanh niên kia có hành vi đánh chồng bạn trước, chồng bạn do chống trả mà gây thương tích 35%

 

Nếu thuộc trường hợp này thì hành vi của chồng bạn có căn cứ để xác định là hành vi gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tại điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

 

“2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

 

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

 

Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

 

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…”

 

Như vậy, nếu chồng bạn gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 136 đã nêu trên.

 

Trường hợp thứ hai, nếu hành vi của chồng bạn không phải là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

 

Nếu người thanh niên có hành vi đuổi theo chồng bạn nhưng chưa có hành vi gây thương tích hoặc có hành vi gây thương tích không đáng kể nhưng chồng bạn đã đánh trả và gây thương tích với tỷ lệ 35% thì chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 3 ĐIều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

 

Khoản 3 ĐIều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

 

“3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

…”

Như vậy, việc xác định chồng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi nào còn tùy thuộc vào quá trình điều tra và lời khai của các bên. Bạn có thể căn cứ vào các trường hợp đã nêu trên để xác định hình phạt phù hợp với chồng mình.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo