Triệu Lan Thảo

Được ủy quyền đứng tên trong GCNQSDĐ, quyền lợi ra sao?

Luật sư tư vấn trường hợp 8 người đồng sở hữu một diện tích đất, 6 người ủy quyền cho 1 người đứng tên trên GCNQSDĐ. Hiện trên GCNQSDĐ có tên 2 người, quyền lợi của mỗi người là như thế nào?

 

Tôi đang băn khoăn, chưa biết hỏi ai, mở được trang Web thấy Luật sư có nhận tư vấn trên email, xin Luật sư giúp  tôi giải đáp  một thắc mắc: Gia đình tôi  8 anh chị em, có một căn nhà nhỏ do cha mẹ tôi chết đi để lại. Trên giấy CNQSDĐ trước đây ghi tên mẹ tôi, nay muốn chuyển qua tên của một người trong gia đinh, nhưng vấn đề là : 6 người trong số đó. muốn ủy quyền cho tôi làm đại diện để đứng tên (Tất nhiên là 6 người nầy có văn bản nhượng quyền về mặt pháp lý và tôi có giấy xác nhận rằng, tôi chỉ nhận trên pháp lý, nhưng thực tế di sản vẫn là của các người ủy quyền, để tránh cho con tôi sau nầy khỏi hiểu nhầm  phẩn thửa kế của chúng, nếu tôi có chết).Còn lại 1 người không đồng ý, đòi có tên trên GCNQSDĐ (tạm gọi là H.)Như vậy trên giấy CNQSDD có tên 2 người là tôi và H..Luật sư cho tôi hỏi : quyền lợi về mặt pháp lý, tôi và H có được hưởng như nhau (50%), hay là tôi được hưởng (7/8) và H  chỉ hưởng 1/8.Xin trân trọng cám ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã  tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chung tôi tư vấn như sau:

 

Theo như thông tin ở trên, bạn được 6 người còn lại ủy quyền cho đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Phạm vi đại diện như sau:

 

“1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

 

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

 

b) Điều lệ của pháp nhân;

 

c) Nội dung ủy quyền;

 

d) Quy định khác của pháp luật.

 

2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

 

Do đó, bạn có quyền quản lý, sử dụng diện tích đất được ủy quyền trong phạm vi mà 6 người kia ủy quyền cho bạn.

 

Đối với vấn đề đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Trường hợp này, hai người cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, bản chất là 8 người cùng là chủ sở hữu diện tích đất trên, chỉ là 6 người kia không đứng tên trên giấy tờ mà ủy quyền cho bạn. Do đó, trên phương diện pháp lý, bạn và H mỗi người có quyền và nghĩa vụ đối với 1/8 diện tích đất của mình. Đồng thời, 6/8 diện tích còn lại phụ thuộc vào các quyền được ghi trên giấy ủy quyền.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
CV tư vấn: Thùy Lan - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn