Phạm Diệu

Được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong những trường hợp nào?

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng và được quản lý chặt chẽ theo quy định pháp luật mỗi nước. Luật sư sẽ hỗ trợ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề nay.

1. Luật sư tư vấn.

Thông thường, khi mang tiền từ nước ngoài vào Việt nam theo phương thức xách tay thì chỉ được mang một số lượng nhất định, nếu mang số tiền lớn hơn phải thực hiện thông qua một tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, thông tin hiện đại các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ngoại tệ ngày càng tinh vi, do đó cần phải có sự quản lý chặt chẽ thông qua các chính sách về tiền tệ. Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như :

- Tư vấn trình tự, thủ tục chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại.

- Tư vấn về các khoản phí, thuế, lệ phí khi thực hiện hoạt động bán lại ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng.

- Tư vấn về điều kiện người nước ngoài được mở tài khoản tại Việt Nam

Để minh họa cho vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Trường hợp được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài

Nội dung tư vấn như sau: Em chào luật sư. luật sư cho em hỏi Kinh doanh ngoại tệ có thể chuyển nhượng được ko ạ? tức là ng nhà em kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam, liên kết với B. 

Do ngân hàng Việt Nam cấm nên không rút đc tiền về qua ngân hàng mà phải sang tận nơi rút tiền mặt. Nhưng bây giờ em đang ở Philipin, nếu em có tài khoản ngân hàng bên này thì người nhà em có thể chuyển nhượng cho em, để B gửi tiền về tài khoản của em tại Phil đc ko ạ Mong luật sư trả lời giúp em và phản hồi lại vào mail ạ, em cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Tại Điều 8 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định về chuyển tiền một chiều:

Điều 8. Chuyển tiền một chiều

 1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.

2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.

3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.

4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về việc chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:

Điều 7. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài

1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, bắt buộc phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP.

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối quy định thế nào?

Dạ chào luật sư! Tôi có 1 việc xin luật sư tư vấn giúp cho. Tôi có tìm mua 1 mảnh đất khoảng 190m2. Người chủ nhà có đưa ra giá 1m2 là 1tr8 tổng tiền là khoảng 340 triệu. Với giá này thì tôi tìm hiểu và chủ nhà cũng nói là thửa đất đó là đất ở nên tôi đã đồng ý mua.Nhưng do sổ hồng chủ nhà đã thế chấp ngân hàng nên tôi đã đưa tiền để chủ nhà  chuộc về mất 80 triệu. Cộng với tiền đặt cọc mất 10 triệu như vậy tôi đã bỏ ra 90 triệu cho chủ nhà. Nhưng khi cầm sổ hồng để xem thì trên sổ hồng có ghi là thửa đất đó là đất vườn. Tôi đã tìm hiểu thì muốn chuyển sang đất ở thì hải mất phí chuyển đổi là 50% giá chênh lệch. Và tôi đã yêu cầu chủ nhà phải chịu hết chi phí chuyển đổi khoảng 80 triệu. Vì giá tôi mua là đất ở.Nhưng họ không đồng ý họ bắt tôi phải chịu 50% chi phí đó. Bây giơ tôi đang hoang mang không biết làm sao. Mong luật sư tư vấn xem tôi có lấy được số tiền đã bỏ ra không? Mong sớm có được phản hồi từ luật sư. Xin chân thành cám ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

..."

Theo đó, trường hợp của anh/chị, trước khi giao kết hợp đồng, bên bán có nói rằng đất chuyển nhượng có mục đích là đất ở nhưng thực tế lại là đất vườn, nên được xem là có yếu tố lừa dối. Do đó, hợp đồng mua bán giữa các bên sẽ bị vô hiệu, và hậu quả pháp lý khi giao dịch vô hiệu được quy định tại Điều 131 BLDS 2015 quy định:

"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

...

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

..."

Tuy nhiên, để được yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên vô hiệu thì cần phải chứng minh được yếu tố lừa dối của bên bán.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn