Đưa tiền cho người khác để xin chuyển việc có đòi lại được không?
1. Luật sư tư vấn Luật Hình sự
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 ra đời đã thể hiện nội dung đó bằng những quy định cụ thể, bộ luật được thiết kế thành ba phần: Phần thứ nhất: Những quy định chung; Phần thứ hai: Các tội phạm; Phần thứ ba: Điều khoản thi hành. Tội đưa hối lộ, tội nhận hối lộ và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 3 trong số 318 tội danh được liệt kê trong phần các tội phạm.
Theo đó, trong đời sống thường ngày của mình, nếu bạn có vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật hình sự nói chung và tội đưa hối lộ, tội nhận hối lộ, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bạn cần tham khảo các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn về tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi: Tôi có nhờ ông A xin chuyển việc cho vợ tôi từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh. Người đó nói giúp được, thỏa thuận rằng tôi đưa tiền để ông A lo việc. Lần thứ nhất ông A nhận của tôi 20 triệu đồng, viết giấy vay tiền của tôi (tên tôi), lần thứ hai nhận của tôi 20 triệu đồng, tôi nhờ người cháu đưa hộ, viết giấy vay tiền với tên của cháu tôi. Ông A đã nhận tổng cộng là 40 triệu đồng, từ tháng 8 năm 2016, với hai giấy vay tiền, hai tên khác nhau. Nhưng không chuyển việc được, từ tháng 3 năm 2017, tôi đòi lại số tiền đó, nhưng ông A khất lần không trả, gọi điện thoại không nghe máy. Vậy tôi xin hỏi luật sư mấy điều sau:
1. Làm cách nào để đòi được tiền của mình hiệu quả nhất?
2. Ông A có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
3. Nếu tôi báo việc này cho chính quyền hoặc công an thì có được giải quyết không?
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, vấn đề liên quan đến các giao dịch dân sự đã xác lập
Căn cứ tình tiết bạn đưa ra thì bạn có xác lập hai hợp đồng vay tài sản, lần thứ nhất ông A nhận của bạn 20 triệu đồng, viết giấy vay tiền của bạn, lần thứ hai nhận của bạn 20 triệu đồng, bạn nhờ người cháu đưa hộ, viết giấy vay tiền với tên của cháu bạn. Ông A đã nhận tổng cộng là 40 triệu đồng, từ tháng 8 năm 2016, với hai giấy vay tiền, hai tên khác nhau. Tuy nhiên mục đích và nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
…”
Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật hiện hành, để có thể chuyển công tác, vợ bạn có thể dựa vào các hình thức điều động, luân chuyển, biệt phái, thỏa thuận thay đổi vị trí việc làm, địa điểm làm việc… theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Vì vậy, việc các bên thỏa thuận xác lập một giao dịch với mục đích trái quy định của pháp luật thì giao dịch đó không phát sinh hiệu lực pháp luật theo quy định nêu trên.
Đồng thời, giao dịch vay tiền giữa bạn và ông A được xác lập nhằm sự che giấu nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác (cụ thể là giao dịch xin chuyển việc) nên giao dịch này có thể bị tuyên vô hiệu do giả tạo theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
…”
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi bạn hoặc ông A cư trú yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên sẽ phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự như: Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Theo đó, bạn có thể được nhận lại số tiền 40 triệu đồng vì giao dịch dân sự đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Thứ hai, vấn đề liên quan đến dấu hiệu tội phạm
Đối với hành vi của các bên trong giao dịch dân sự nêu trên, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Ông A có thẩm quyền thực hiện việc chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh:
Thông tin bạn cung cấp chưa thể hiện rõ về thẩm quyền của ông A nên chúng tôi đặt ra giả thiết: Nếu ông A có thẩm quyền thực hiện việc chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh thì hành vi đưa tiền của bạn nhằm bảo đảm cho việc thực hiện việc chuyển việc đó có dấu hiệu của tội đưa hối lộ còn ông A có dấu hiệu của tội nhận hội lộ theo quy định tại Điều 364, Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 364. Tội đưa hối lộ
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
…
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”
“Điều 354. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
…”
Từ quy định nêu trên, có thể xác định đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất, phi vật chất khác trực tiếp hoặc qua trung gian để đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Theo đó, hành vi của bạn khi đưa 40 triệu đồng cho ông A để ông A chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, nếu bạn chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền bạn đã dùng để đưa hối lộ.
Còn về phía ông A, nếu ông A có thẩm quyền thực hiện việc chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh và nhận của bạn 40 triệu đồng thì hành vi đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi.
Trường hợp 2: Trường hợp ông A không có thẩm quyền thực hiện việc chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh:
Trong trường hợp ông A không có thẩm quyền thực hiện việc chuyển việc cho vợ bạn từ Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh nhưng cố ý đưa ra thông tin gian dối, hứa hẹn rằng mình có khả năng chuyển việc cho vợ của bạn nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền 40 triệu đồng của bạn thì hành vi đó có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…”
Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu tội phạm theo các trường hợp đã phân tích trên đây, bạn có thể trình báo hành vi vi phạm đến cơ quan điều tra – công an cấp quận/huyện nơi bạn hoặc ông A cư trú về hành vi vi phạm pháp luật để điều tra, xác minh hành vi phạm tội.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất