Đòi quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương thế nào?
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Dạ xin luật sư cho tôi hỏi vợ chồng tôi ly thân về sống nhà ngoại từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2017 trong khoảng thơi gian đó tôi sống với con trai 14 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian đó tôi không nhân được sự quan tâm, một lời hỏi han nào của chồng đến mẹ con tôi. Đến gần tết âm lịch chồng tôi lên xin ông bà ngoại và tôi cho đón con về ăn tết tôi đồng ý vì trong thời gian tôi về ngoại con tôi không được gặp bố.
Sau khoảng thời gian tết gia đình chồng và chồng tôi bắt đầu gây khó khăn không cho tôi đón con mà cũng không cho tôi gặp con và chồng tôi cũng nói tôi muốn nuôi lại con muốn đón con thì làm đơn và đợi đến khi tòa giải quyết mới cho tôi gặp lại con. Trong thời gian tôi chưa làm đơn gia đình chồng có nói vời mọi người hàng xóm là tôi bỏ con để đi theo trai trong khi rất nhiều làn tôi xuống đón con thăm con mà chồng và mẹ chồng không cho tôi đón hay gặp con.Tôi buộc phải làm đơn ra tòa để tòa giải quyết dứt điểm rồi đón con về nhưng khi tòa triệu tập thì chồng tôi lại nói rằng tôi bị động, bị thần kinh trong khi chồng tôi chưa hề có tiền sử hay dấu hiệu nào của căn bệnh đó chồng tôi cũng không có bằng chứng mà hoàn toàn là bịa đặt vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi tôi phải làm thế nào ạ! tôi cảm ơn tòa đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
=> Ly hôn đơn phương và quyền nuôi con sau ly hôn?
=> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
Khi ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con thì chị cần chứng minh mình có đủ điều kiện để nuôi dưỡng con tốt hơn so với người chồng về mọi mặt. Cụ thể cần chứng minh các yếu tố sau:
+ Thu nhập hàng tháng (Có đảm bảo để nuôi con hay không);
+ Chỗ ở ổn định;
+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?);
+ Thời gian làm việc (Có thời gian để chăm sóc con hay không?);
+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha/mẹ giành cho con?
Lưu ý: Nếu con chị đang dưới 3 tháng tuổi thì theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, chị sẽ được quyền nuôi con, trừ khi chị không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con ( mất năng lực hành vi, bị bệnh tật, đi làm xa không thể mang con theo,...)
Về vấn đề người chồng nói chị bị tâm thần kinh. Chị có quyền yêu cầu người chồng đưa ra giấy tờ chứng minh tình trạng sức khỏe của chị. Nếu chị hoàn toàn tỉnh táo minh mẫn và anh chồng không đưa ra được căn cứ chứng minh việc chị bị tâm thần kinh thì TAND sẽ bác bỏ thông tin đó, và không lấy đó là căn cứ để làm bất lợi cho vấn đề giành quyền nuôi con của chị.
Trên đây là nội dung tư vân scủa Luật Minh Gia về đòi quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ qua email hoặc qua tổng đài để được tư vấn trực tuyến.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất