Điều kiện giám hộ người chưa thành niên?
Và thường xuyên bỏ em của em ở nhà một mình lúc đêm.Vậy bây giờ em muốn xin quyền để nhận nuôi em của em đúng pháp luật . Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về các hành vi bị cấm, theo đó:
“1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”
Theo quy định trên thì pháp luật không cho phép anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Do đó, nếu bạn là chị gái của hai bé thì không thể tiến hành làm thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, theo bạn trình bày, mẹ bạn thường xuyên rượu chè, không chăm lo, giáo dục em của bạn thì theo Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ”.
Bên cạnh đó, Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
“Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ”
Do đó, nếu có căn cứ chứng minh được cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và mẹ bạn có yêu cầu cử người giám hộ cho hai em thì có thể làm đơn gửi tới Tòa án có thẩm quyền để xem xét cử người giám hộ cho hai em, theo đó, bạn là người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật.
Trân trọng.
P.luật sư tư vấn về dân sự – Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất