Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện để doanh nghiệp ngừng thanh toán tiền mua hàng

Hiện em đang làm việc với 1 công ty thương mại ( gọi tắt công ty A) và công ty em cũng là 1 công ty thương mại ( gọi tắt công ty B). Công ty A đang nợ công ty em là 52.461.300 Đ, hàng bên công ty em giao từ đầu năm 2015 đã đảm bảo chất lượng. theo đúng lịch thanh toán thì sau 1 tháng kể từ ngày suất hóa đơn thì bên A có trách nhiệm phải thanh toán cho bên B nhưng hiện không chịu thanh toán.

Có một tình huống mà bên A viện cớ để không thanh toán là có 1 cậu nhân viên bên công ty A muốn sang công ty em làm, em và cậu ấy có trao đổi với nhau qua email và cậu ấy có gửi danh sách khách hàng mà cậu ấy có được cho bên em. luật sư cho em hỏi cậu ấy làm như vậy có vi phạm luật không và việc công ty A tự ý giữ tiền của bên em có đúng luật không? bên em muốn khởi kiện đòi khoản tiền này phải thực hiện thủ tục thế nào? Rất mong sớm nhận được phản hồi của luật sư

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của công ty anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, Theo Điều 50 Luật Thương mại 2005 về vấn đề Thanh toán

"1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Nếu 2 bên đã có thỏa thuận về thời hạn, phương thức thanh toán tiền mua hàng, thì 2 bên cần tuân thủ, nếu 1 trong 2 bên không tuân thủ, thì phát sinh hành vi vi phạm hợp đồng, và nghĩa vụ thanh toán.

Thứ hai, quyền ngừng thanh toán của bên mua hàng, được thực hiện theo những điều kiện: Điều 51.Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng

"Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này."

Yếu tố lừa dối trong điều này được xác định là việc lừa dối về hàng hóa, tính chất, mục đích giao kết hợp đồng, lừa dối về chất lượng,…

Còn về việc nhân viên của công ty A vì muốn sang công ty anh làm việc, cung cấp danh sách khách hàng của công ty A cho anh, việc này, pháp luật về cạnh tranh 2004 quy định như sau:

Điều 41. Xâm phạm bí mật kinh doanh

"Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Theo đó, mặc dù hành vi này do cá nhân thực hiện, nhưng nếu người thực hiện có vị trí, chức vụ nhất định, thực hiện hành vi này dưới sự chỉ đạo của công thì sẽ bị coi là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Về phia cá nhân người thực hiện hành vi này, có thể bị coi là vi phạm kỷ luật công ty.

Tuy nhiên, với yếu tố này thì không phù hợp với điều kiện để công ty B có thể ngừng thanh toán tiền mua hàng được.

Thứ ba, về thủ tục kiện đòi nợ được thực hiện như sau:

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 2 bên có thỏa thuận Trọng tài thì bên công ty anh có thể khởi kiện công ty A ra trong tài thương mại. Nếu không có thỏa thuận thì sau tranh chấp xảy ra, 2 bên có thể thỏa thuận về việc này.

Theo đó, anh gửi đơn khởi kiện ra Trọng tài:

Theo Điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010 Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo

"1 Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Tóm lại, với hành vi ngừng thanh toán của bên công ty A là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện ngừng thanh toán tiền mua hàng. Việc nhân viên bên công ty A cung cấp danh sách khách hàng có thể bị coi là hành vi vi phạm kỷ luật của công ty và vi phạm pháp luật về sở hữu: xâm phạm bí mật kinh doanh.

Trân trọng 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169