Nguyễn Thu Trang

Điều kiện của di chúc bằng văn bản, thời điểm mở thừa kế

Vấn đề chia thừa kế, đặc biệt là thừa kế đất đai thường xuyên xuất hiện trong đời sống, là việc tất yếu xảy ra khi một người mất để lại di sản. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp hay có nhiều trường hợp dù người mất để lại di chúc nhưng vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu? Luật Minh Gia sẽ giải đáp đến bạn qua bài viết dưới đây.

1. Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người mất cho người khác, việc chuyển dịch tài sản này có thể bằng di chúc hoặc theo trình tự mà pháp luật dân sự quy định để chia di sản trong trường hợp không có di chúc. Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và trong Bộ luật Dân sự.

Thực tế cho thấy, tranh chấp thừa kế là loại tranh chấp phổ biến, đặt ra vấn đề có di chúc hay không có di chúc? Di chúc có đáp ứng được điều kiện có hiệu lực hay không? Di sản có thuộc sở hữu của người mất không? Nếu có di chúc nhưng không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của pháp luật thì sẽ được xử lý như thế nào?... là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Nếu bạn còn đang thắc mắc về những câu hỏi trên, bạn hãy liên hệ hệ tổng đài Luật sư tư vấn của Luật Minh Gia 1900.6169 hoặc gửi yêu cầu về Email tư vấn để được chúng tôi cung cấp những căn cứ pháp luật, đề xuất phương hướng giải quyết và các thủ tục liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai. Ngoài ra bạn có thể tham khảo hình huống sau đây để có thêm kiến thức hiểu biết về di chúc thừa kế.

2. Tư vấn về điều kiện có hiệu lực của di chúc

Câu hỏi tư vấn: Nhờ luật sư tư vấn đối với vấn đề di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc bằng văn bản và thời điểm mở thừa kế, cụ thể như sau:

Ông bà nội tôi sinh được 6 người con (3 trai, 3 gái) hiện 3 người con gái đã đi lấy chồng. Bác tôi là con trai trưởng đi bộ đội hy sinh năm 1968 đã có vợ nhưng chưa có con. Bác gái làm công nhân ở nơi khác nhưng cũng không đi lấy chồng, Chú tôi đi nước ngoài từ khi 17 tuổi và định cư bên nước ngoài từ năm 1975 chỉ còn bố tôi ở cùng ông bà nội. Nhưng năm 1982 bố tôi xin ông bà ra ở riêng tại góc vườn ông tôi cắt tạm 1,5 sào/5 sào đất của ông cho bố tôi làm nhà tạm nhưng không có sổ đỏ. Năm 1985 bố tôi chết ông bà yêu cầu mẹ con tôi phá nhà đang ở về ở cùng ông bà. Đến năm 1986, ông tôi chết không để lại di chúc.

Hiện nay mẹ con tôi đang ở ngôi nhà của ông bà và đã đầu tư rất nhiều tu bổ ngôi nhà, sân vườn xây dựng các công trình phụ trợ. Hôm rồi chú tôi về chơi chúng tôi mới hỏi ý kiến chú để sửa ngôi nhà ông bà để lại chúng tôi đang ở cho to đẹp hơn. Chú tôi không đồng ý và thông báo cách đây 10 năm (2005) Chú tôi đã làm sổ đỏ đứng tên chú tôi và đã làm di chúc cho bà điểm chỉ (Bà không biết chữ) để lại toàn bộ tài sản cho chú tôi trong khi mẹ con tôi không biết gì về việc này.

Vậy tôi muốn hỏi Luật sư chú tôi làm vậy đúng hay sai, chính quyền địa phương cấp sổ đỏ cho chú tôi có đúng không? và bây giờ mẹ tôi phải làm sao? để có quyền sử dụng mảnh đất ông bà tôi để lại nhất là mẹ tôi đã làm dâu và ở với ông bà 44 năm rồi (Bà đang còn sống) và hiện coi như  mẹ con tôi đang ở nhờ nhà người khác không biết sau khi bà tôi chết thì mẹ con tôi sẽ ra sao?

Trả lời: Cảm ơn anh (chị) đã tin tưởng gửi những thắc mắc của mình đến công ty tư vấn Luật Minh Gia, đối với vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

Đối với trường hợp này, về việc cấp sổ đỏ cho chú chị thì phải xem xét xem di chúc của bà chị có hiệu lực pháp luật hay không.

Di chúc bằng văn bản bao gồm: (Điều 628 BLDS 2015)

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. (Điều 633)

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 634)

-  Di chúc bằng văn bản có công chứng:

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 631 BLDS 2015)

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản;

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Đối với việc di chúc bằng văn bản không công chứng hay không có người làm chứng thì di chúc có thể bị vô hiệu. Như vậy, chị có thể dựa vào điều kiện này để xem xét xem di chúc của bà mình có hợp pháp hay không.

Về thời điểm có hiệu lực của di chúc

Điều 611 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.”

Hiện tại bà nội bạn vẫn còn sống khỏe mạnh nên di chúc bà để lại cho chú sẽ chưa có hiệu lực. Như vậy, việc chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận sổ đỏ là không có căn cứ. Theo quy định của pháp luật thì bà nội phải kí vào một trong các văn bản về tặng cho, chuyển nhượng,… thì chú bạn mới có thể đăng ký sang tên ngay tại thời điểm này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện của di chúc bằng văn bản, thời điểm mở thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169