Đánh lại khi bị gây chuyện có phải phòng vệ chính đáng?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa xác định được cụ thể tỷ lệ thương tích của bên còn lại như thế nào và hành vi phòng vệ chính đáng của bạn ở mức độ nào do đó chúng tôi chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, nếu hành vi gây thương tích của bạn không phải là hành vi phòng vệ chính đáng
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích và tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; ;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
...
d) Tái phạm nguy hiểm;
...”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang có hai tiền án và hiện tại chưa được xóa án tích, tuy nhiên mức độ tổn thương cơ thể ở đây chưa xác định được là bao nhiêu %. Do đó, nếu tỷ lệ tổn thương của phía bên còn lại dưới 11% và bạn không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 đã nêu trên thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích. Trường hợp này, bạn có thể sẽ bị xử lý hành chính về hành vi xâm hại sức khỏe người khác theo quy định tại ĐIểm e Khoản 3 ĐIều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trường hợp thứ hai, nếu hành vi này của bạn là hành vi phòng vệ chính đáng
Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Nếu bạn thực hiện hành vi gây thương tích do phòng vệ chính đáng thì khi đó bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự và trách nhiệm hình sự (do không phải tội phạm).
Trường hợp 2: Bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...”
Khi đó bạn sẽ phải chịu cả trách nhiệm hình sự lẫn bồi thường dân sự.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất