LS Nguyễn Phương Lan

Đang mang thai muốn ly hôn và giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn về trường hợp người phụ nữ đang mang thai và có con dưới 12 tháng tuổi muốn ly hôn đơn phương với chồng và yêu cầu giành quyền nuôi cả hai con. Nội dung hỏi và trả lời như sau:

1. Tư vấn quy định về ly hôn và giành quyền nuôi con khi đang mang thai

Nôị dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư cháu muôn hỏi luật sư là. Vợ chồng cháu cưới nhau được gần 2 năm và đã có 1 con trai đầu được hơn một tuổi, hiện tại cháu lại đang có bầu con thứ 2 được hơn 4 tháng. nhưng vì 2  vợ chồng không hợp nhau và thường xuyên cãi nhau.

Bây giờ cháu muốn ly hôn với anh ấy và cháu muốn hỏi luạt sư rằng sau khi ly hôn thi cháu là mẹ thì cháu có đươc quyền nuôi cả 2 con không ạ. và cháu cần phải làm những gì? mong luật sư giúp cháu với ạ.

Đang mang thai muốn ly hôn và giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

Tư vấn thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai và nuôi con nhỏ

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời yêu cầu của chị như sau :

-  Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình tại Điều 51 có quy định về việc khi vợ đang có thai thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nhưng chị là người yêu cầu ly hôn thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết đơn ly hôn của chị.

-  Căn cứ vào điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, căn cứ vào Khoản 3 điều này thì anh chị đã có con đầu 1 tuổi và chị đang mang bầu đứa thứ hai được 4 tháng thì sau khi ly hôn chị sẽ được quyền nuôi cả hai con nếu chị có đủ điều kiện để nuôi con.

- Theo như yêu cầu của chị thì chị muốn hỏi chị cần phải làm những gì thì bên công ty tôi chưa hiểu rõ ý định của chị là phải làm những gì để ly hôn hay làm những việc gì để có quyền nuôi con thì tôi sẽ trả lời cho chị cả về thủ tục ly hôn và việc để có thể nuôi hai cháu như sau:

Về thủ tục ly hôn:  thì đầu tiên chị cần nộp hồ sơ ly hôn tới Toà án nhân dân quận/huyện nơi chồng chị hoặc chị đang cư trú, làm việc.

Hồ sơ ly hôn gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin ly hôn

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân ( gồm cả của chị và chồng chị; Hộ khẩu ( có sao y bản chính);

+ Bản sao giấy khai sinh của con trai đầu 1 tuổi của anh chị;

+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản ( nếu có tranh chấp tài sản mà anh chị chưa thoả thuận được ).

Sau khi Toà án nhận đơn ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ thì Toà án sẽ có yêu cầu về nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì chị sẽ phải tới Chi cụ thi hành án quận/huyện để nộp tiền tạm ứng án phí này sau đó nộp biên lai nộp tiền cho Toà án..

Thời hạn Toà án giải quyết ly hôn sẽ là từ 2 tháng tới 6 tháng

Về vấn đề chị muốn nuôi con: thì chị sẽ nêu yêu cầu của chị trong đơn ly hôn để được quyền yêu cầu nuôi con và khi ra toà chị cần có những bằng chứng để chứng minh mình có đủ điều kiện nuôi con sau này thì Toà sẽ giải quyết cho chị để chị có quyền nuôi cả 2 con.

2. Hỏi về trường hợp vợ đang mang thai nhưng muốn ly hôn với chồng

Câu hỏi: Xin chào các luật sư Công ty Luật Minh Gia: Tôi có một câu hỏi về luật ly hôn xin các luật sư giúp đỡ. Tôi lập gia đình năm 2010 năm 2011 tôi sinh cháu đầu lòng và hiện giờ tôi đang mang thai cháu thứ 2 được 2 tháng. Cuộc sống gia đình có nhiều mâu thuẫn nảy sinh về vấn đề sống chung với gia đình chồng nhất là mẹ chồng. Kinh tế gia đình chồng tôi không có tất cả từ khi kết hôn tới thời điểm này đều do tôi làm ra, từ sinh hoạt hàng ngày đến tiền tiêu vặt của chồng. Do những khúc mắc không thể hòa giải được, chồng tôi đã làm đơn xin ly hôn đối với tôi.

Tôi xin hỏi các luật sư là con tôi sẽ do ai được quyền nuôi và chồng tôi có vay mượn của tôi một ít tiền bạc vậy ly hôn tôi có quyền đòi lại số tiền đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn các luật sư.

Trả lời: Chào bạn, đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Về câu hỏi của bạn chúng tôi có hướng giải quyết như sau :

Thứ nhất, về việc ly hôn mà chồng bạn là người làm đơn ly hôn thì điều này là trái với quy đinh của pháp luật theo k3 điều 51 luật Hôn nhân gia đình 2014 thì "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".

Vì vậy chồng bạn không có quyền làm đơn ly hôn trong trường hợp này.

Trong trường hợp ly hôn (nếu đủ điều kiện), thì thỏa thuận nuôi con theo điều 81 luật Hôn nhân gia đình (đã trích dẫn tại phần tư vấn 1):

Thứ hai, về khoản nợ của chồng bạn và bạn:

+ Nếu đó là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của 2 vợ chồng thì có nghĩa vụ đối vơi loại tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Nếu tiền dùng vào những việc này bạn sẽ k có lý do để đòi lại tiền của mình.

+ Nếu đó là tài sản riêng của bạn theo Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Và nếu như bạn có giấy tờ chứng minh được rằng bạn đã cho chồng vay tiền thì bạn có thể đòi lại số tiền này hoàn toàn phù hợp theo pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169