Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú và có yếu tố nước ngoài

Luật sư cho tôi hỏi về Khai sinh cho con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài, cụ thể như sau: Đầu năm 2006 tôi từ NN về Việt Nam làm đám cưới với vợ tôi là người Việt Nam, nhưng chưa đăng ký kết hôn tại Việt Nam vì tôi chưa làm giấy chứng nhận độc thân. Sau đó vợ tôi có thai và sinh con.

Vì chưa làm hôn thú nên đứa con của chúng tôi sẽ không có tên cha khi làm khai sinh, và do bận việc nên tôi chưa thể về Việt Nam để hoàn tất thủ tục kết hôn. Xin hỏi, sau này 1-2 năm nữa tôi về Việt Nam làm thủ tục kết hôn và sau đó làm khai sinh cho con để có tên cha (vì tôi muốn con tôi có quốc tịch Nước ngoài) có được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như anh cung cấp: anh là người Nước ngoài và vợ anh là người Việt Nam. Khi vợ anh sinh con thì 2 vợ chồng anh chưa làm được thủ tục đăng ký kết hôn và giờ anh muốn khai sinh cho con có tên cha và con anh mang quốc tịch nước NN.

Theo luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng như sau:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Cho nên, với trường hợp này của anh thì mặc dù anh chị chưa kết hôn nhưng anh chị có căn cứ đã chung sống với nhau như vợ chồng thì vẫn làm giấy khai sinh cho con bạn có tên cha và mang quốc tich nước Mỹ được. Bạn không cần chờ đến sau khi đăng ký kết hôn mới đăng ký khai sinh cho con bạn. Vì bạn là người nước ngoài và vợ bạn là người Việt Nam chưa đăng ký kết hôn nên làm thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú và có yếu tố nước ngoài.

Về thời hạn đăng ký khai sinh:

Căn cứ quy định tại Điều 15, Luật hộ tịch 2014 về Trách nhiệm đăng ký khai sinh:

“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em…”

Như vậy, trong vòng 60 ngày kể từ khi sinh con vợ chồng bạn phải đi đăng ký khai sinh cho con bạn.

Về thẩm quyền và thủ tục đăng ký khai sinh:căn cứ quy định tại Điều 35 và Điều 36, Luật hộ tịch 2014 như sau:

Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;…”

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh…”

- Thứ nhất: Trường hợp của bạn là con bạn sinh ra tại Việt Nam và có cha là người nước ngoài và mẹ là người Việt Nam đang sinh sống tại việt nam thì làm thủ tục khai sinh cho con tại Sở Tư pháp.

- Thứ hai: Bạn và vợ bạn chưa đăng ký kết hôn như vậy trường hợp của bạn là khai sinh cho con ngoài giá thú thì bạn phải làm thủ tục nhận con. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con bạn mà bạn nhận đứa trẻ là con ruột của bạn thì trong giấy khai sinh của con bạn sẽ được ghi đầy đủ thông tin của người cha và mẹ.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại điều 13, Thông tư 15/2015/TT-BTP về Hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt:

“…3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ tại khoản 1 Điều này, lập văn bản thừa nhận con chung tại khoản 2, khoản 3 Điều này không đúng sự thật.

…”

Vậy nên, nếu anh chị có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

- Thứ ba: Việc bạn muốn con bạn mang quốc tịch Nước ngoài.

Trong trường này thì bạn và vợ bạn phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch nước ngoài cho con. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người cha là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó

Vậy nên, hai vợ chồng anh chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng vẫn làm giấy khai sinh cho con bạn có đầy đủ thông tin của cả cha, mẹ và con bạn mang quốc tịch NN được.

Về vấn đề đăng kí kết hôn:

Khi nào bạn và vợ bạn có điều kiện và làm đủ thủ tục giấy tờ thì làm thủ tục đăng ký kết hôn sau vì chuyện này không ảnh hưởng gì tới việc đăng ký khai sinh cho con bạn.

- Ly hôn có được xét xử vắng mặt bị đơn không?

 

Xin chào Tư vấn Luật Minh Gia. Xin các anh chị trả lời giúp em email này. 2 vợ chồng có với nhau 1 đứa con trai năm nay được 4 tuổi. Năm đứa bé được 2 tuổi thì chị dâu bỏ nhà đi về ngoại và anh chị ly thân với nhau từ đó đã được 2 năm. Anh trai em cảm thấy không hàn gắn với nhau được nữa, nên đã quyết định ly hôn.Anh có gửi đơn lên tòa án để đơn thân ly hôn, nhiều lần gừi đơn nhưng  chị dâu chưa bao giờ lên tòa án để giải quyết, nên làm cho việc ly hôn trở nên khó khăn hơn (cái đó không biết tòa án có làm khó hay muốn a2 e đút tiền không nữa). Tòa kêu phải có vợ thì mới giải quyết được. Hoặc là phải nhập hộ khẩu đứa bé với vợ vào hộ khẩu nhà thì giải quyết được. Mong các anh chị tư vấn giúp em, trường hơp, chị dâu không đến để giải quyết ly hôn. Em xin chân thành cảm ơn...

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp hai vợ chồng anh trai bạn ly thân nhưng người chồng xác định rõ được nơi cư trú của người vợ thì có thể nộp hồ sơ ly hôn nơi người vợ đang sống. Trong quá trình giải quyết, dù người vợ không có mặt tại Tòa thì vụ án vẫn có thể giải quyết. Nếu vợ không có lý do và vắng mặt hai lần trở lên thì theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thể giải quyết vắng mặt người vợ. Việc thẩm phán yêu cầu buộc phải có mặt người vợ và phải nhập khẩu con với vợ về cùng hộ khẩu với chồng là không có căn cứ.

Vụ án đơn phương ly hôn sẽ chỉ khó giải quyết khi hai vợ chồng đã ly thân, người chồng không biết người vợ đang ở đâu và không thể liên lạc với người vợ dẫn đến tình trạng không xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết và không thực hiện tống đạt giấy tờ cho người vợ.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169