LS Thanh Hương

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?

Luật sư tư vấn thời gian, điều kiện và những hồ sơ cần thiết để kết hôn với người nước ngoài, đồng thời là những quy định về việc nhập cảnh vào Việt Nam. Nội dung cụ thể như sau:

Câu hỏi:

Xin chào luật sư!Em có 1số vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em, vì thông tin trên mạng không đủ để e có thể xắp xếp theo thứ tự cũng như cách làm đầy đủ hồ sơ. Vì thế, em mong luật sư có thể giúp emBạn trai em là người nước ngoài, hiện tại đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Chúng em có dự định kết hôn nhưng không biết cách làm thủ tục như thế nào:1. Đăng ký kết hôn cần những thủ tục gì2. Thủ tục nhập cảnh của người nước Anh vào Việt Nam cần những thủ tục gì, có được mang 2 quốc tịch khi nhập cảnh vào Việt Nam không?3. Thủ tục nhập cảnh của người Việt Nam vào nước Anh cần những thủ tục gì? Nếu cả 2 đều muốn làm thủ tục nhập cảnh luôn thì có được không ạ? Xin luật sư bớt chút thời gian tư vấn giúp em, em xin chân thành cám ơn ạ!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Để được đăng ký kết hôn tại Viết Nam, trước hết hai bạn cần đảm bảo những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, thể iện trong Điều 8 – Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tín

Về hồ sơ để đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 20 –  Nghị định 126/2014/NĐ-CP  như sau:

Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

Theo đó, những giấy tờ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

-  01 Tờ khai đăng ký kết hôn.

- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

- Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

- Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn. Còn nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo trình bày ở trên, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện,thành phố. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Thời hạn này có thể được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày.

Thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, bạn có thể tham khảo bài viết “Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì thủ tục như thế nào?” của công ty Luật Minh Gia.

Về thủ tục nhập khẩu vào nước Anh, bạn có thể tìm hiểu một số quy định về xuất nhập cảnh của pháp luật Anh quốc. Chúng tôi chỉ thực hiện tư vấn trong phạm vi luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc bạn và chồng sắp cưới đều muốn thực hiện nhập khẩu đồng thời vào hai nước khác nhau, Việt Nam và Anh, khi đã thực hiện thủ tục nhập cảnh tức là bạn có ý định định cư tại Quốc gia đó một thời gian, vậy nên nếu chồng bạn thực hiện nhập cảnh vào Việt Nam, còn bạn nhập cảnh vào Anh, tức là hai bạn định cư tại hai quốc gia khác nhau thay vì sinh sống chung. Việc thực hiện hai thủ tục nhập cảnh cùng lúc hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng sẽ ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của hai bạn, bạn và chồng sắp cưới có thể cân nhắc lại vấn đề này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn