Đang được tại ngoại khi nào thì bị tạm giam?
Mục lục bài viết
1. Tại ngoại là gì? Tạm giam là gì?
Tại ngoại không phải là một thuật ngữ pháp lý và không được ghi nhận trong văn bản pháp luật. Tại ngoại là cách hiểu thông thường đối với việc một người đang là đối tượng điều tra của cơ quan điều tra nhưng không bị tạm giam.
Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
2. Khi nào được tại ngoại?
Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp nào được tại ngoại. Tuy nhiên có thể xác định một số trường hợp bị can, bị cáo có thể được tại ngoại như sau:
- Bị can, bị cáo không thuộc một trong các trường hợp bị tạm giam theo Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021.
- Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
- Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội...
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xíu giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
- Bị can, bị cáo là các đối tượng không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác: Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng căn cứ Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự.
- Được áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam là bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
3. Đang được tại ngoại khi nào thì bị tạm giam?
Căn cứ khoản 3 Điều 121, khoản 2 Điều 122, khoản 2 Điều 123 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng bị hại, người tố giac tội phạm và người thân thích của người này.
- Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép (áp dụng đối với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú).
Như vậy, khi bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ nêu trên thì bị tạm giam.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp cần thiết để đảm bảo điều tra, nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội. Khi một người đang được tại ngoại, cần phải cam đoan thực hiện các nghĩa vụ nhất định, nếu có hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất