LS Vũ Thảo

CQNN có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất, lập biên bản và ra quyết định XPVPHC?

Tư vấn trường hợp một công ty có hoạt động xử lý chất thải công nghiệp và có xin giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi. Trong quá trình hoạt động CQNN có thẩm quyền tiến hành kiểm tra đột xuất, lập biên bản và ra quyết định XPVPHC với số tiền 80 triệu đồng.

Nội dung tư vấn: Kính thưa Luật Sư! Luật sư cho em hỏi, công ty em có hoạt động xử lý chất thải công nghiệp và có xin giấy phép xả thải vào công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước có tiến hành kiểm tra đột xuất lấy mẫu (có niêm phong mẫu), lập biên bản lấy mẫu yêu cầu các bên ký vào biên bản và gửi cho đơn vị thí nghiệm mẫu. Kết quả công ty em không đạt theo giấy phép công ty em đã được cấp (một số chỉ tiêu vượt mức quy định). Cơ quan quản lý nhà nước có thư mời công ty em lên làm việc và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 80 triệu đồng (họ căn cứ mục b khoản 3 điều 19 chương 3). Luật sư cho em hỏi là quy trình họ làm vậy đã đúng chưa và có gì sai không ạ? Mong luật sư sớm trả lời.

 

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

 

Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định các phương thức kiểm tra về xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan nhà nước có quyền kiểm tra đột xuất. Như vậy, khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của cấp trên có thẩm quyền thì cơ quan trực tiếp quản lý có quyền kiểm tra đột xuất. Khi đó, công ty bạn đang trong quá trình hoạt động mà cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra đột suất và lập biên bản vi phạm hành chính nếu có hành vi vi phạm, sau đó ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là đúng về trình tự, thủ tục.

 

Tuy nhiên, vì bạn không cung cấp rõ công ty bạn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nào nên rất khó xác định mức phạt mà công ty bạn chịu là đúng hay sai. Theo thông tin bạn đưa ra, cơ quan nhà nước căn cứ điểm b khoản 3 Điều 19 chương III và công ty bạn có hành vi xả thải vào công trình thủy lợi, thì có thể cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trinh thủy lợi, đê điều. Theo đó, Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ bị xử phạt:

 

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau:

 

a) Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

 

b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;

 

c) Sử dụng chất nổ và các hoạt động gây nổ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

 

Tóm lại, về trình tự, thủ tục thì CQNN đã thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bạn cần xem xét và xác định lại biên bản xử phạt vi phạm hành chính của công ty bạn là xử phạt hành vi vi phạm nào, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật nào. Nếu là vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trinh thủy lợi theo điểm b Khoản 3 Điều 19 chương III Nghị định 104/2017 thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Vũ Thảo. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo