LS Thanh Hương

Con có quyền đối với đất được đăng ký QSDĐ khi bố mẹ ly hôn không?

Vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về toàn bộ vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà phải phân chia tài sản thì Tòa án sẽ xem xét, áp dụng chế độ tài sản cho vợ và chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Tuy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý.

Câu hỏi tư vấn: Xin luật sư tư vấn trường hợp của cha mẹ tôi: Cha mẹ tôi ly hôn không thỏa thuận được đang yêu cầu tòa án giải quyết về việc tranh chấp đất đai , cha tôi sinh năm 1959, mẹ tôi sinh năm 1964 sống với nhau hơn 30 năm có 4 người con chung là chị tôi sinh năm 198x;  Anh tôi sinh năm 198x; Chị sinh năm 199x, cả 3 người anh chị tôi đều đã lập gia đình và tôi sinh năm 199x chưa có gia đình đang mắc bệnh viêm gan B có giấy khám bệnh của bác sĩ.

Hiện nay cha mẹ tôi chưa được Tòa án giải quyết ly hôn nhưng không còn chung sống với nhau khoảng hơn 02 năm và cha tôi đang chung sống cùng một người phụ nữ khác, còn về phần tài sản chung là mẫu đất hơn 4ha, đất sản xuất nông nghiệp được đăng kí quyền sử dụng đất có tên chung sổ hộ khẩu cả gia đình, nhưng trước khi được tòa án giải quyết ly hôn của cha mẹ tôi và chia tài sản chung thì cha tôi đang tính kế chiếm đoạt phần đất nói trên do cha tôi đứng tên quyền sử dụng đất,vậy tôi có quyền yêu cầu được chia phần tài sản trong tài sản chung của cha mẹ tôi khi ly hôn không? Quy định ra sao mong được tư vấn.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Vấn đề bạn đưa ra chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Vì bạn không nói rõ đất đó thuộc sở hữu chung của bố mẹ bạn hay là sở hữu chung của hộ gia đình bạn. Vậy chúng tôi tạm chia ra các trường hợp như sau:

Thứ nhất,  nếu đó là tài sản chung của bố mẹ bạn:

Theo quy định tại điều 33 Luật hôn nhân và gia đình:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình quyd dịnh về Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”

Như vậy trong trường hợp này nếu đây là tài sản chung của bố mẹ bạn thì do bố mẹ bạn thỏa thuận và đưa ra cách thức chia cuối cùng. Sự thỏa thuận này được lập thành văn bản, nhưng do hiện nay chưa thỏa thuận được nên Tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào điều 59 Luật hôn nhân và gia đình. Việc bố bạn có ý định nhằm chiếm đoạt toàn bộ số tài sản đó không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Thứ hai,  Nếu đất đó là tài sản chung của hộ gia đình:

Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện tại ghi là “hộ gia đình” thì đất đó thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền như nhau đối với mảnh đất đó.

Bộ luật dân sự về Tài sản chung của hộ gia đình:

“Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ”.

Khi đó việc chiếm hữu định đoạt phải theo sự thỏa thuận của người đồng sở hữu trong hộ gia đình tại thời điểm đó theo quy định tại Bộ luật dân sự:

1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.

Như vậy trường hợp này bạn có quyền yêu cầu giải quyết đối với mảnh đất này.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Con có quyền đối với đất được đăng ký QSDĐ khi bố mẹ ly hôn không? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email hoặc gọi điện để được tư vấn trực tuyến.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo