Có phải chịu trách nhiệm hình sự trong phòng vệ chính đáng không?
Mục lục bài viết
1. Phòng vệ khi người khác gây thương tích có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Câu hỏi:
Xin chào luật sư, mong luận sư tư vấn cho tôi vấn đề này được không ạ, vào ngày 01-09-201x ở khu xóm trọ có xảy ra vụ cãi vã giữa ông chủ khu trọ và bà hàng xóm trong khi 2 người cãi nhau thì ông chủ phòng trọ có ức chế và tát bà hàng xóm 1 cái rồi bà hàng xóm bù lum bù loa gọi điện cho 2 người con của bà ấy bảo là về mà xem ông chủ khu trọ đánh tao gảy răng rồi đây này rồi bà ấy tiếp tục chửi rũa ông chủ khu trọ trong khi đó tôi ra và đóng cổng khu trọ thì đúng lúc 2 người con của bà hàng xóm về thì liền lao vào đánh đạp tôi tới tấp và dồn tôi vào trong khu trọ và đánh tiếp trong khi đó tôi không kêu cứu ai được củng không ai vào can ngăn tôi bị dồn đánh vào bàn bếp nấu của người trọ ở đó thì tôi vớ được 1 con dao gọt hoa quả và vung dao để dọa 2 người kia đừng đánh nửa nhưng 2 người kia vẫn đánh trong khi đó tôi không may đâm chúng tay 1 người và bị chảy nhiều máu thì họ mới thôi và đi viện từ lúc đó tôi sợ quá nên chốn mấy ngày và chưa khai báo lên cơ quan có thẩm quyền vậy tôi mong luật sư tư vấn cho tôi như vậy tôi có bị đi tù hay truy cứu tránh nhiệm hình sự hay không rất mong được luật sư minh gia tư vấn cho tôi , XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:
- Quy định về phòng vệ chính đáng
Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:
“Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.
Để giải thích rõ quy định về phòng vệ chính đáng thì Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 5/1/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phòng vệ chính đáng phải có đủ các điều kiện sau đây:
Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Theo quy định trên để được coi là phòng vệ chính đáng thì cần đáp ứng các điều kiện:
+ Cơ sở để thực hiện phòng vệ chính đáng là có hành vi tấn công của con người đang xâm phạm lợi ích cần được bảo vệ. Ở đây là hành vi dùng vũ lực tấn công bạn của hai người hàng xóm đang thực tế diễn ra và nó xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của chính bạn xâm phạm về thân thể , sức khỏe của bạn.
+ Nội dung của phòng vệ chính đáng là có sự chống trả gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Như vậy có thể hiểu là sự chống trả lại phải nhằm vào người gây ra thiệt hại cho mình mà không được gây thiệt hại chi người thứ ba nào khác oặc tài sản của gười đó. Ở đây, bạn thực hiện việc chống trả đúng đối tượng là người đang xâm phạm lợi ích của mình.
+ Phạm vi của phòng vệ chính đáng là có sự chống trả một cách cần thiết. Việc chống trả lại gây thiệt hại một cách cần thiết được đăt trong hàn cảnh phòng vệ đủ để đạt được mục đích phòng vệ là gạt bỏ sự đe dọa đẩy lùi sự tấn công. Điều luật chỉ quy định chống trả lại một cách cần thiết chứ không đòi hỏi phải tương xứng do vậy vẫn có thể sử dụng các công cụ, phương tiện mà có thể gây nguy hiểm hơn so với công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm phạm đang sử dụng.
Thậm chí, người có hành động phòng vệ có thể sử dụng công cụ, phương tiện để chống trả khi người đang có hành vi xâm phạm chỉ tay không. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng có thể nhỏ hơn,ngang bằng thậm chí có thể lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Ở đây bạn sử dụng dao để chống trả lại khi họ không sử dụng phương tiện hay vũ khí nhưng Pháp luật chỉ quan tâm đến thiệt hại mà người có hành động phòng vệ gây ra có vượt quá giới hạn hay không, có nằm trong mức độ cho phép để việc chống trả được coi là cần thiết hay không.
- Đối chiếu trường hợp hỏi tư vấn về phòng vệ chính đáng
Theo thông tin của bạn cung cấp thì trong trường hợp này xét về hoàn cảnh thì bạn không có quan hệ hay xích mích với hai người đó, về tương quan lực lượng thì bạn bị hai người đánh và không được ai giúp đỡ. Bạn dùng con dao nhọn trên bàn bếp và yêu cầu họ dừng hành vi tấn công nhưng họ vẫn tiếp tục hành hung trong lúc ẩu đả ban đã làm cho một người bị thương ở tay chỉ đến khi mất máu nhiều thì họ mới dừng việc hành hung đó lại điều này cho thấy hành vi của họ thể hiện rõ tính chất côn đồ hung hãn. tuy nhiên nếu bạn không chống trả lại bằng biện pháp đó có thể bạn vẫn sẽ tiếp tục bị đánh và có thể là thiệt hại lớn hơn về thân thể. Do đó trường hợp của bạn vẫn trong phạm vi phòng vệ chính đáng, vì vậy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
---
2. Thế nào được coi là phòng vệ chính đáng?
Câu hỏi:
Xin chào luật sư e có vài câu hỏi muốn hỏi luật sư chuyện của e như sau. Tối ngày 24/5/201x e có đi chơi về thì gặp 2 người đi sau chửi e rồi vượt qua e chạy vào phòng trọ e có chạy theo vào phòng trọ hỏi mấy người đó tại sao chửi e thì bị 7 người trong phòng lao ra đánh 1 mình em. Trong cốp e lúc đó có đem theo cây dũ 3 khúc e mới lấy ra chống trả mấy người đó nhưng ko lại hậu quả e bị đánh bầm bất tỉnh dập rách mí mắt phải may 3 mũi còn mấy người kia thì say rượu bị thương thì ko bằng e trong người e lúc đó ko có men, xong mấy người trong phòng trọ mới gọi đt công an xã xuống còng 2 tay e đi lên xã. ngay sau khi lên xã thì tháo còng chở e về nhà và giữ xe máy với cmnd và cây dũ 3 khúc của e lại kêu sáng mai lên làm việc. Sáng mai e len trình diện thì thì đc 1 ông công an trong đó kêu tới chủ nhật tức ngày 28/5/201x lên giải quyết vì phía bên kia hẹn lên ngày chủ nhật xong e đi về mà e nghĩ nếu bên kia ko lên thì chuyện của e có giải quyết được không và theo cách nào vì bên kia ko bị giữ gì hết còn e thì bị giữ xe máy với cmnd và cây dũ 3 khúc và nếu quy ra tội thì e bị tội ji và mức phạt như thế nào ạ.
Trả lời:
Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng?
>> Xử lý hành vi phá hoại tài sản, xâm hại sức khỏe người khác
Trong trường hợp này anh/chị cần đánh giá về mức độ phản kháng của mình để xem có vượt quá phòng vệ chính đáng hay không; nếu vượt quá phòng vệ chính đáng thì anh/chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn không chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, đánh giá trong trường hợp này thì mức độ phản kháng của anh/chị chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất