LS Hoài My

Có được tạm giữ xe, đồ, giấy tờ, điện thoại khi xảy ra vi phạm?

Luật sư tư vấn về tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính. Khi xảy ra tai nạn giao thông thì Cơ quan công an có được tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan và điện thoại di động không? Luật Minh Gia giải đáp như sau:

 

1. Luật sư tư vấn về xử phạt vi phạm hành chính

Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến người thực hiện hành vi vi phạm. Và người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quan tang vật, phương tiện.

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này mà không biết tìm hiểu ở đâu thì hãy liên hệ tới Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, chúng tôi sẵn sàng giải đáp cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống dưới đây để có thêm kiến thức pháp luật.

2. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ khi vi phạm hành chính

Nội dung câu hỏi tư vấn: Chào Luật sư. Tôi muốn hỏi về vấn đề giữ giấy tờ ạ. Tôi năm nay 21 tuổi cách đây 5 hôm trong lúc đi làm và chở đồ đạc làm việc qua đường. Có 1 chị người Canada đã tông vào tôi. Tôi bị ngất ngay tại chỗ, chị kia bị sầy sước mặt và gãy 1 cái răng. Về vấn đề sai phạm, tôi thừa nhận tôi sai và đã trả viện phí cho chị kia. Tuy nhiên, đồ đạc, xe cộ, giấy tờ, điện thoại của tôi đã bị tạm giữ hết, tôi muốn hỏi là điện thoại không liên quan gì đến vấn đề này sao lại tạm giữ ạ? Và tôi phát hiện có người sử dụng điện thoại tôi trong khi điện thoại đang tạm giữ (đó là số tiền trong tài khoản ít hơn rất nhiều khi mới bị tạm giữ). Tôi gọi vào số thì có người tắt đi. Tôi có làm lại sim để sử dụng thì thấy số tiền trong tài khoản còn rất ít. Cho tôi hỏi việc này sẽ xử lý thế nào và bao giờ tôi mới nhận lại được giấy tờ, xe và các đồ bị tạm giữ ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

- Thứ nhất là về việc người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ đồ đạc, xe, giấy tờ và điện thoại của em bạn.

Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

...

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;

b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);

c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.

4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

Căn cứ quy định trên, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được tạm giữ giấy tờ và phương tiện của người vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt chứ không có quyền tạm giữ đồ đạc và điện thoại. Do đó, người có thẩm quyền tạm giữ đồ đạc và điện thoại của em bạn là đã vi phạm quy định của pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

- Thứ hai là về việc người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ đã lấy điện thoại em bạn ra sử dụng.

Điều 4 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.

2. Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.

3. Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.”

Và Điều 9 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu như sau:

“1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.”

Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu bạn có chứng cứ chứng minh được người có thẩm quyền xử phạt đã lấy điện thoại của em bạn để sử dụng thì người trực tiếp quản lý và người ra quyết định tạm giữ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do đã vi phạm trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

- Thứ ba là về thời hạn lấy lại giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ.

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy đinh như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo đó, trường hợp của em bạn thì sau 7 ngày kể từ ngày phương tiện, giấy tờ bị giữ thì em bạn có thể đến cơ quan nơi đang tạm giữ phương tiện, giấy tờ để nhận lại.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo