Lò Thị Loan

Có được quy định số ngày thăm con sau khi ly hôn không?

Luật sư tư vấn về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và thủ tục thay đổi tên cho con sau khi ly hôn như sau:

 

Chào luật sư !Lời đầu tiên em xin kính chúc luật sư và gia đình dồi dào sức khỏe.Vợ chồng em kết hôn được 2 năm có bé trai được 5 tháng. Trong quá trính chung sống vợ chồng em không tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân và chồng em không chung thủy với em trong thời gian em nằm cử sanh em bé dẫn đến ly hôn. Em có những vấn đề thắc mắc như sau:

1. Trong luật hôn nhân và gia đình điều 82 quy định quyền thăm con nhưng không quy định rõ là sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con (chồng) đến thăm con bao nhiêu lần trong tháng. Khi ra tòa em có thể quy định số lần trong tháng đến thăm con được không?

2. Khi ly hôn chồng tôi đến thăm nhưng có quyền đưa con tôi ra ngoài hay về nhà bên nội khi bé tròn 1 tuổi không?

3. Sau khi ly hôn tôi có quyền thay tên của bé trong giấy khai sinh được không. Kính mong luật sư giải đáp dùm em. Xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

 

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

 

Luật quy định rằng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa cụ thăm non con mà không được ai cản trở”, như vậy, bạn khó có thể yêu cầu tòa quy định số lần thăm non con đối với bố đứa bé. Chỉ trừ trường hợp anh ấy lợi dùng việc năm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm soc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu tòa hạn chế quyền thăm non con của anh ấy.

 

Chồng bạn có quyền đến thăm nom bé nhưng việc đưa bé ra ngoài hay đưa bé về nhà nội thì phải thông báo và nhận được sự đồng ý của bạn.

 

Thứ hai, về việc thay đổi tên cho cháu. Theo điều 28, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi tên:

 

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

 

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

 

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

 

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

...

Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 quy định:

 

“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1, Điều 26, Luật hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”

 

Như vậy, nếu bạn muốn đổi tên cho con thì phải có sự đồng ý của chồng bạn và việc đồng ý này phải được thể hiện rõ trong tờ khai.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn:Hương Giang - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo