Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Có được chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Chào luật sư, nhờ tư vấn giúp tôi về vấn đề chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: Anh chị tôi lấy nhau đã 12 năm nhưng không có con, họ đã đi đến quyết định xin nhận con một người hàng xóm đông con làm con nuôi (cháu 13 tuổi). Được vài năm, do điều kiện kinh tế của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn nên anh chị muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi với cháu và trả lại quyền nuôi dưỡng cho cha mẹ đẻ của cháu. Anh chị tôi làm như vậy có đúng không? có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Pháp luật Việt Nam cho phép việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010:

“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này”.

cham-dut-nuoi-con-nuoi-JPG-02102014115638-U16.JPG
Tư vấn quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Điều 26 Luật nuôi con nuôi  bao gồm:

1. Cha mẹ nuôi.

2. Con nuôi đã thành niên.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, khi có một trong các căn cứ nêu trên, anh chị bạn có thể gửi yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đến Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

- Chấm dứt việc nuôi con nuôi quy định thế nào?

Mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp theo quy định tại điều 25 luật Nuôi con nuôi (đã trích dẫn tại phần trên).

*) Quyền chấm dứt nhận nuôi con nuôi thuộc về: Cha mẹ nuôi, Con nuôi đã thành niên. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

*) Hệ quả việc chấm dứt nhận nuôi con nuôi: Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt.Con nuôi có quyền lấy lại tên học của mình như trước khi được nhận nuôi.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169