Luật sư Phùng Gái

Chuyển nhượng phần vốn góp của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần?

Tôi xin hỏi câu hỏi như sau: Bên công ty tôi là công ty cổ phần thành lập từ năm 2005. Vốn điều lệ là 10.500.000.000 đồng và gồm có 7 thành viên. Nay có 2 thành viên sáng lập muốn rút phần vốn góp khỏi công ty cổ phần.

 

Bên công ty tôi là công ty cổ phần thành lập từ năm 2005. Vốn điều lệ là 10.500.000.000 đồng và gồm có 7 thành viên. Nay có 2 thành viên sáng lập muốn rút phần vốn góp khỏi công ty cổ phần. Như vậy có được rút hay không? Và nếu không được rút vốn, chỉ được chuyển nhượng lại cho các thành viên còn lại thì thành viên ra khỏi công ty phải đóng những loại thuế gì, bao nhiêu %.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp công ty được thành lập từ năm 2005 với vốn điều lệ 10.500.000.000 đồng, 7 thành viên. Trong đó, có hai thành viên sáng lập muốn rút phần vốn góp ra khỏi công ty thì thực hiện thông qua hình thức quy định tại Khoàn 3, Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể:

 

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

....

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

 

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

 

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

 

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

 

Như vậy, tính từ thời điểm thành lập công ty năm 2005 (cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) đến hiện nay đã hơn mười năm. Do đó, hiện nay khi hai thành viên cổ đông sáng lập muốn rút phần vốn góp của mình thì sẽ thực hiện được thông qua hình thức chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần) của mình cho các cổ đông sáng lập khác; hoặc chuyển nhượng cho thành viên không phải cổ đông sáng lập khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. 

 

Đồng thời, khi hai thành viên thực hiện chuyển nhượng cổ phần (phần vốn góp của mình) cho các thành viên mà dẫn tới phát sinh lợi nhuận chênh lệch thì sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất áp dụng 20%. Cụ thể, Luật thuế thu nhập cá nhân:

 

Điều 3. Thu nhập chịu thuế

 

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

 

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

 

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

 

Và thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân ớng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

 

Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
 

1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
 

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
 

a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

 

a.1) Giá chuyển nhượng

 

Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

 

 Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

 

a.2) Giá mua

 

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:

 

a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

 

a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

 

a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .

 

a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.

 

a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:

 

a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.

 

a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.

 

a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.

 

b) Thuế suất
 

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
 

c)  Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
 

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
 

d) Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 20%

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chuyển nhượng phần vốn góp của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV P.Gái - công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo