Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần cần các điều kiện gì? Trình tự, thủ tục chyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập như thế nào? Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông công ty không? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là những người đặt những “viên gạch” đầu tiên để xây dựng nên một doanh nghiệp, quyết định sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp đó. Cũng chính vì vai trò quan trọng của cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần, để góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong giai đạon non trẻ ban đầu, Luật Doanh nghiệp đã có những quy định hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cổ đông sáng lập không được tiến hành chuyển nhượng cổ phần của mình. Vậy, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập được quy định như thế nào?

Nếu bạn đang có thắc mắc về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập, hãy gửi thắc mắc của mình về địa chỉ Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý hướng dẫn, tư vấn các vấn đề thắc mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật sư tư vấn dưới đây để có thêm căn cứ pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về trình tự, thủ tục chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập  

Câu hỏi: Thưa luật sư! Công ty chúng tôi là Công ty cổ phần, cổ đông sáng lập có 3 người đều là cổ đông phổ thông. Cổ đông sáng lập có thể trích ra 1 phần cổ phần của mình để bán cho nhân viên không?  Thủ tục bán cổ phần như thế nào? Có cần niêm yết ra thị trường chứng khoán hay không? Sau khi bán cổ phần thì người nhân viên mua cổ phần đó sẽ trở thành 1 cổ đông của công ty? Và giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty phải sửa đổi ? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Gia,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất đối với vấn đề bạn có hỏi: Cổ đông sáng lập có thể trích ra 1 phần cổ phần của mình để bán cho nhân viên không? 

Căn cứ Điểm d khoản 1 Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông (Luật doanh nghiệp 2014) ghi nhận như sau:

“1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này”;

Theo đó, khoản 3 Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập ghi nhận:

“Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

Khoản 1 Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần:

“Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

Như vậy, trên cơ sở các quy định nêu ở trên, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong các trường hợp sau:

-Trường hợp 1: trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Và với điều kiện điều lệ công ty không có quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Doah nghiệp.

-Trường hợp 2: sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập sẽ được tự do chuyển nhượng cổ phần nếu Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật Doanh nghiệp thì cổ đông có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện được phép chuyển nhượng cổ phần đã nêu ở trên. Trường hợp cổ đông công ty chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ sẽ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại (khoản 6 Điều 126 Luật doanh nghiệp)

Thứ hai, vấn đề bạn hỏi: Thủ tục bán cổ phần như thế nào? Có cần niêm yết ra thị trường chứng khoán hay không?

Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“ Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán”.

Như vậy, thủ tục chuyển nhượng cổ phần này sẽ được thực hiện theo hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, do vậy không bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết ra thị trường chứng khoán, cổ đông chuyển nhượng cổ phần có thể lựa chọn một trong hai hình thức chuyển nhượng nêu trên.

Trường hợp cổ đông sáng lập thực hiện chuyển nhượng cổ phần phổ thông theo hợp đồng thông thường, thủ tục chuyển nhượng cổ phần được thực hiện như sau:

- Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

- Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.

- Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng cổ phần.

- Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

- Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.

Thứ ba, đối với vấn đề bạn thắc mắc: sau khi bán cổ phần thì người nhân viên mua cổ phần đó sẽ trở thành 1 cổ đông của công ty?

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: 

"3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó."

Khác với luật Doanh nghiệp 2005, quy định cụ thể về việc chuyển nhượng:

"5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty."

Như vậy, theo

 Thủ tục bán cổ phần như thế nào? Có cần niêm yết ra thị trường chứng khoán hay không? Sau khi bán cổ phần thì người nhân viên mua cổ phần đó sẽ trở thành 1 cổ đông của công ty? Và giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty phải sửa đổi ? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

thì người nhận chuyển nhượng trong trường hợp này không đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Mặt khác tại khoản 7 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng ghi nhận:

“Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông”.

Trường hợp chỉ chuyển nhượng một phần cổ phần phổ thông cũng không tạo nên tư cách cổ đông sáng lập cho người nhận chuyển nhượng cổ phần, mà chỉ hình thành tư cách cổ đông của công ty. Đối với trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người nhận chuyển nhượng thì người nhận cổ phần này chỉ trở thành cổ đông sáng lập khi thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Về vấn đề giấy phép đăng kí kinh doanh của công ty có phải sửa đổi không?

Theo quy định pháp luật hiện nay các trường hợp sửa đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thông thường bao gồm:

- Thay đổi trụ sở công ty

- Thay đổi người đại diện theo pháp luật/chủ sở hữu, chức danh người đại diện

- Thay đổi tên công ty

- Thay đổi ngành nghề kinh doanh (thêm/bớt)

- Thay đổi thành viên công ty do chuyển nhượng, các thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty;

- Thay đổi vốn điều lệ (tăng/giảm)

- Thay đổi địa điểm kinh doanh

- Thay đổi số điện thoại, Fax, Email, Website (đã đăng ký)

Như vậy, trong trường hợp này có sự chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập dẫn đến có sự thay đổi thành viên công ty, do vậy công ty cần thông báo lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông để thực hiện việc sửa đối giấy phép đăng ký kinh doanh cho phù hợp.

Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần cần có thông báo  thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp:

“ Trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, kèm theo các giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này, hồ sơ thông báo phải có:

a) Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;

b) Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

c) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư”.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh