Chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn thế nào?
1. Luật sư tư vấn về ly hôn
Giành quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn là vấn đề thưòng xuyên của các cặp vợ chồng khi buộc phải giải quyết ly hôn tại tòa án và không thỏa thuận được với nhau về vấn đề nuôi con, mức cấp dưỡng và nhiều nội dung khác. Để bảo vệ quyền lợi của mình và con bạn nên tìm hiểu kỹ quy định liên quan hoặc hỏi ý kiến tư vấn luật sư để có hướng giải quyết phù hợp.
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về luật hôn nhân, gia đình hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.
2. Chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn thế nào?
Câu hỏi thứ 1 - Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
Chào luật sư ạ!e có vấn đề này muốn luật sư tư vấn cho e,vợ chồn e lấy nhau đến nay đã hơn ba năm và có một cháu trên 36 tháng tuổi,cả hai vợ chồng đều có công việc ổn định,vợ e đang có quan hệ ngoài luồng,về viết đơn ly hôn nhưng e không ký thì bảo e là sẽ bỏ đơn phương.vậy luật sư cho e hỏi khi ra toà thì e có được quyền nuôi con hay không,và trong trường hợp e có quyền nuôi con thì e có được tước quyền làm mẹ không,vì từ khi đi là cô ý không về thăm con, Em cám ơn luật sư
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua bài viết sau đây:
>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
Vợ chồng anh/chị có thể thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi các con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì khi anh muốn giành quyền nuôi con thì phải có nghĩa vụ chứng minh với Tòa rằng mình có đủ các điều kiện để chăm sóc con một cách tốt nhất như:
+ Thu nhập hàng tháng
+ Chỗ ở ổn định;
+ Môi trường sống
+ Thời gian làm việc
+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha/mẹ giành cho con?
Nếu TAND quyết định cho anh là người trực tiếp nuôi con thì người vợ có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Nếu người vợ không thực hiện anh có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc cưỡng chế nội dung bản án. Hiện nay, không có quy định tước quyền của người mẹ khi không thực hiện các nghĩa vụ đối với con.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
----------------
Câu hỏi thứ 2 - Quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn?
Chào luật sư ạ. Vợ chồn em lấy nhau đến nay đã hơn ba năm và có một cháu trên 36 tháng tuổi, cả hai vợ chồng đều có công việc ổn định,vợ em đang có quan hệ ngoài luồng về viết đơn ly hôn nhưng em không ký thì bảo em là sẽ bỏ đơn phương. Vậy luật sư cho em hỏi khi ra toà thì em có được quyền nuôi con hay không? trong trường hợp em có quyền nuôi con thì em có được tước quyền làm mẹ không vì từ khi đi là cô ý không về thăm con, Em cám ơn luật sư!
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn
>> Nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn?
Như vậy, trong trường hợp của bạn muốn giành quyền nuôi dưỡng con thì phải chứng minh khả năng nuôi dưỡng con (về kinh tế, tinh thần...). Trên cơ sở đó Tòa án sẽ xem xét và trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cho người đảm bảo mọi quyền lợi cho con tốt nhất. Trường hợp, bạn được giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng thì cũng không có quyền tước quyền làm mẹ của vợ bạn đối với con; vợ ban không trực tiếp nuôi dưỡng nhưng vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất