Hoài Nam

Không được thăm gặp con mặc dù chưa ly hôn phải làm sao?

Kính gửi văn phòng tư vấn, Tôi muốn tư vấn về vấn đề gia đình khi chưa ly hôn nhưng bị ngăn cản, không cho thăm gặp con như sau. Chuyện của tôi như thế này chúng tôi cưới nhau được hơn 1 năm con gái chúng tôi được 10 tháng tuổi . hiện tại cháu đang sống với mẹ tại nhà ông bà ngoại . nhưng do gần đây có một số mâu thuẫn gia đình giữa tôi và bố mẹ vợ tôi . bây giờ bố mẹ vợ tôi không cho tôi gặp vợ và con tôi còn xúi vợ tôi làm đơn ly dị bỏ chồng.

Trong khi vợ chồng tôi không sảy ra mâu thuẫn gì. Bây giờ tôi muôn gặp con tôi nhưng bố vợ tôi không cho tôi gặp và nói tối không có quyền gặp con. Vậy tôi xin hỏi tôi có được quyền gặp con tôi không. Và nếu vợ tôi nghe theo bố mẹ tôi viết đơn ly dị thì tòa có giải quyết không.

Khi cưới nhau bố mẹ vợ tôi có xin gia đình tôi cho vợ tôi ở tại gia đình nhà vợ tôi sinh sống. nếu dựa theo luật hôn nhân và gia đình tôi có đươợc quyền đưa vợ tôi về nhà tôi hay không. Mong văn phòng tư vấn giúp tôi  

Trả lời tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền thăm gặp con

Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

"1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

..."

Tại khoản 2 Điều 83 của luật Hôn nhân gia đình còn quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.

Như vậy, cha, mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con trong những trường hợp thuộc quy định này và có quyết định của Tòa án “cách ly” cha, mẹ với con cái. Và người cha không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm no, chăm sóc nôi dưỡng, giáo dục con.

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

"1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."

Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, bảo vệ con cái đây cũng là quyền của cha, mẹ. Do đó căn cứ trường hợp của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền được gặp con mà không ai có quyền được cản trở bạn yêu thương chăm sóc con mình.

Thứ hai, về việc Tòa án có chấp nhận giải quyêt ly hôn

Theo quy định tại điều 5 luật HNGĐ quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

"...2. Cấm các hành vi sau đây:

...

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;"

Về Ly hôn theo yêu cầu của một bên Luật Hôn nhân gia đình quy định chi tiết như sau:

"Xem trích dẫn về ly hôn theo yêu cầu một bên"

Theo quy định trên thì hành vi xúi giục người khác ly hôn cùng với những hành vi bắt buộc, gây sức ép bắt người khác phải ly hôn thuộc một trong các hành vi mà pháp luật hôn nhân gia đình cấm.  Khi chứng minh được người yêu cầu ly hôn bị cưỡng ép thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn và người có hành vi đó có the bị cử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp nếu vợ anh nghe theo lời bố mẹ làm đơn ly hôn đơn phương thì Tòa án căn cứ vào việc giữa vợ và chồng có hành vi bạo lực gia đình không hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân trở nên trầm trọng và cả hai không thể sống chung được với nhau nữa,  mục đích hôn nhân không đạt được, thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy nếu cả hai vợ chồng bạn vẫn còn ihf cảm với nhau và chỉ vì mâu thuẫn giữa bạn và  gia đình nhà vợ thì khi có đơn yêu cầu Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu và không giải quyết.

Thứ ba, về vấn đề tình nghĩa vợ chồng

Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tình nghĩa vợ chồng như sau:

"1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."

Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương quan tâm chăm sóc, chung thủy ...Và nghĩa vụ sống chung với nhau trừ một số trường hợp.  Điều này thể  hiện trước hết bởi những chuẩn mực đạo đức việc không thực hiên những chuẩn mực này thì sẽ bị xã hội lên án. Những  chuẩm mực, quy tắc đạ đức đó được nâng lên thành luật thì mọi người đều có nghĩa vụ tuân thủ vi phạm thì sẽ bị xử lý.

Như vậy Pháp luật hôn nhân gia đình đã quy định vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau ( trừ một số trường hợp) nếu có một bên vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý về vi phạm nghĩa vụ vợ chồng rất ít. Do vậy theo quy định trên bạn có quyền sống chung với vợ bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169