Chưa ly hôn người nhưng bị ngăn cản chăm sóc nuôi dưỡng con xử lý thế nào?
1. Tôi có quyền thăm,đón con hay không ( Vì không muốn chơi với con ở nhà ngoại nên tôi muốn đón con về nhà nội nhưng cô ấy không cho, bảo chỉ được đến đó thăm và chơi) (trong suốt thời gian ở ngoại Tôi và gia đình vẫn thăm và mua đồ cho con). 2. Ông bà nội có ra thăm cháu nhưng bị gđ ngoại đuổi về.
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, quyền thăm nuôi của người cha.
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Theo quy định, anh không trực tiếp nuôi con thì anh có nghĩa vụ cấp dưỡng. Và thực hiện quyền chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bình đảng so với người mẹ. Do đó, anh có quyền thỏa thuận thương lượng với họ về vấn đề chăm sóc, đón cháu đi chơi,....
Vấn đề thăm non, hạn chế việc đón con trừ khi có sự đồng ý của người vợ chỉ bi ràng buộc khi vợ chồng đã có bản án, quyết định ly hôn tại TAND. Khi đó, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom (tới thăm nom con tại nơi con đang sinh sống).
Thứ hai, về vấn đề quyền giữa ông bà và cháu
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
"1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng."
Theo quy định trên thì ông có quyền và trách nhiệm trông nom, chăm sóc giáo dục con cháu do đó gia đình người vợ không có quyền cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất