Chồng muốn đơn phương ly hôn nhưng vợ không đồng ý, phải làm sao?
... Tuy nhiên, từ khi quay lại, chúng tôi sống không hạnh phúc và thường xảy ra cãi vã.Tôi là người theo đạo Phật còn vợ tôi thì không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chúng tôi sống bất hòa. Cả hai chúng tôi đều bị áp lực bởi cuộc sống không còn tình cảm. Tôi đã làm đơn ly hôn nhưng cô ấy không chịu ký vì cô ấy không muốn cho tôi có thể đi lấy vợ khác dù tôi không hề có ai. Sống chung với cô ấy tôi bị áp lực và ảnh hưởng đến tinh thần nên tôi chán nản và không thiết tha gì tới làm việc. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn mà cô ấy không chịu kí đơn thì tòa có giải quyết không? Tôi phải làm gì để được ly hôn? Xin tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trong trường hợp của bạn, do 2 con của bạn đều đã lớn (trên 1 tuổi) nên bạn hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân & gia đình 2014:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn".
Khi đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồng để ra phán quyết theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân & gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của 1 bên:
"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".
Do vậy, khi đơn phương ly hôn bạn không cần phải có sự đồng ý của vợ bạn để có thể nộp hồ sơ ly hôn tại cơ quan Tòa án.
Về thủ tục ly hôn đã được chúng tôi tư vấn cụ thể và bạn có thể tham khảo trong bài viết "hướng dẫn thủ tục ly hôn".
--------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc đăng ký tạm trú
Xin chào luật sư. Hiện tại nhà tôi cần làm sổ kt3 để chuẩn bị cho con tôi đi nhập học vào lớp 1 nên cần luật sư tư vấn vài vấn đề ạ.
1 - Bản thân tôi có hộ khẩu ở quận X nhưng nhà tôi đã chuyển về Y sinh sống và tôi chưa nhập hộ khẩu qua nhà vợ.
2. Nhà vợ tôi cũng đã có hộ khẩu ở quận X nhưng khác phường và hiện tại tôi đang ở bên nhà vợ và tạm trú ở xã bà điểm huyện Z.
3. Bản thân tôi vừa mới chấp hành xong án phạt tù và đã về được hơn 1 năm nay hiện tại ở bên nhà vợ.
Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi muốn làm sổ kt3 có rắc rối gì không. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì biết được là khi có hộ khẩu ở cùng tỉnh/thành phố thì phải đăng ký sổ kt2. Mong hồi âm của luật sư. Chân thành cám ơn ạ.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 30 Luật cư trú quy định:
"Điều 30. Đăng ký tạm trú
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú."
Theo quy định trên, thì chỉ khi chỗ đang sinh sống không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì mới có thể đăng ký tạm trú. Chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP:
"Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
...
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;"
Pháp luật cư trú chung không còn quy định sổ KT2, KT3 mà chỉ có 2 hình thức là đăng ký tạm trú và đăng ký thường trú. Không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký tạm trú.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chồng muốn đơn phương ly hôn nhưng vợ không đồng ý, phải làm sao?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất