Luật sư Đào Quang Vinh

Chồng được nuôi con dưới 36 tháng tuổi không

Tôi là một giáo viên, tôi và vợ không còn sống chung. nhưng khi đi vợ tôi bế theo con tôi về gửi bên ngoại. hiện tại con tôi được 17 tháng tuổi nhưng từ khi sinh đã không bú sữa mẹ. lúc vợ tôi còn bên nhà ngoại vợ tôi thì việc tôi xuống thăm con cũng dễ dàng, vì bên vợ tôi không cho hay có hành động không đúng vợ tôi vẫn bế con tôi lại cho tôi chơi cùng con! nhưng gần đây tôi nắm được thông tin vợ tôi đã đi đâu không ở nhà bên ngoại,

Tôi định đưa con về nhưng bên nhà ngoại vợ không cho vì nói chờ vợ tôi nào về đồng ý cho đưa thì mới được. nhưng hiện tại tôi không có liên lạc được với vợ, và có xin liên lạc nhưng bên vợ không cung cấp mỗi lần tôi đi đều phải nhờ một người lớn theo để nói tiếp, nhưng vẫn không giải quyết được. vậy tôi xin nhờ quý công ty tư vấn giúp tôi có cơ hội được đón con hay không! vì trước đó vì phải nuôi con nhỏ và cho vợ đi học, nên phải ở cùng cha mẹ để được trợ giúp về tài chính, và ngoài việc dạy học tôi đã phải tranh thủ làm thêm đủ mọi chuyện có thể kiếm tiền, đến thời gian gần nữa năm nay tôi xin được nơi cơ quan gói gọn làm một buổi/ngày để về đi bán hàng rong thêm để đủ tài chính lo cho con và vợ. nhưng đến thời điểm vợ tôi chỉ còn học khoản 6 tuần(chỉ thứ 7 và chủ nhật) thi lấy bằng trung cấp sp mầm non thì bỏ đi và về dưới là nghỉ học luôn! nhưng hiện nay thông tin bên họ nhà vợ thì con tôi giờ suy dinh dưỡng nặng nên tôi muốn đưa về để đưa con đi chữa bệnh và lo cho đầy đủ.

Trả lời,

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Vì bạn không nêu rõ rằng hai bạn không còn sống chung nhưng không biết đã hoàn thành xong thủ tục ly hôn chưa hay chỉ không ở với nhau.

Nếu trong trường hợp hai bạn đã ly hôn rồi thì theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

". Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Như vậy, con của bạn cháu mới được 17 tháng tuổi trong khi cháu đang rất cần sự chăm sóc của cha, mẹ thì mẹ cháu lại bỏ đi để dẫn tới tình trạng cháu bị suy dinh dưỡng, hơn nữa cũng như bạn đã trình bày, vợ bạn không có công ăn việc làm, vẫn đang đi học và việc học đó do bạn lo. Theo quy định trên con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi nhưng đối với trường hợp mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục con thì bạn có quyền dành lại quyền nuôi con để đảm bảo cho sự phát triển của đứa trẻ. 

Điều 84 của luật trên quy định như sau:

" Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên..."

Bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con vì những lý do trên.

Thứ hai, là hai bạn vẫn còn là vợ chồng và vợ bạn đang bỏ về nhà ngoại thì bạn hãy làm đơn gửi đến Tòa án yêu cầu xin đơn phương ly hôn. Sau khi Tòa thụ lý và giải quyết yêu cầu của bạn thì bạn hãy dành quyền nuôi con cho bạn vì những điều tôi đã trình bày trên.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo